Trang chủ

Hành trình tái tạo

CHUYỂN ĐỔI CỐT LÕI LÀ MỘT PHẦN TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

 
I. Cốt lõi là gì và tại sao cần cốt lõi để “tái tạo”
 
“Hãy liên tưởng cơ bắp của con người như là chất liên kết các khối trong cơ thể”. Đó là lời nhận định các giáo sư trường y Harvard khi được hỏi làm thế nào để giữ hình dáng cơ thể. Và cụm từ “cốt lõi” chính là bộ phận cơ trung tâm của cơ bắp giúp cơ thể duy trì sức mạnh, sự cân bằng và toàn bộ sức khỏe.

Đó chính là ý nghĩa khi nói về sự thay đổi cốt lõi của doanh nghiệp, những cốt lõi này sẽ tập hợp các khả năng giúp cho doanh nghiệp “tái tạo” một cách hiệu quả. Sự chuyển đổi cốt lõi giá trị hoạt động của doanh nghiệp là căn cứ vào: mục tiêu giá trị, con người quy trình. Những yếu tố này sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp “tái tạo” lại bộ máy điều hành mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Mục tiêu giá trị. Bất kỳ sự tái tạo nào đều cũng phải giải quyết hết vấn đề mà công ty đang gặp phải thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Việc này phải dựa trên một chiến lược rõ ràng và cho thấy giá trị đang được tạo ra. Thêm nữa, cũng cần xác định rõ và biết đánh giá các giá trị quan trọng hiện có đồng thời hiểu được những nhu cầu cần thiết từ khách hàng. Thực tế việc này khó có thể thực hiện tốt được. Chẳng hạn như công ty Amazon, ban đầu doanh nghiệp họ chỉ bán sách trực tuyến nhưng về lâu dài nhận thấy sự tiện lợi của truyền thông cũng như mong muốn đem lại nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn, nên Amazon đã mở rộng hoạt động cũng như bổ sung nhiều dịch vụ mới không chỉ riêng phân khúc sách báo.

Reinent1.jpeg

Con người. Tất nhiên tầm nhìn và mục tiêu là quan trọng nhưng nhân sự chính là yếu tố then chốt quyết định cho công cuộc “tái tạo”. Thêm nữa, nếu như doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần thay đổi một thời gian ngắn buộc họ phải tìm và ưu tiên tài năng dựa trên những khó khăn cần giải quyết của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải đầu tư xây dựng chiến lược phù hợp với tầm nhìn để giúp doanh nghiệp có thể đạt được sự “chuyển mình” toàn diện và an toàn.

Việc nuôi dưỡng tài năng để phát triển mạnh cũng đòi hỏi một nền văn hóa doanh nghiệp ổn định. Trong thực tế, các vấn đề văn hóa và tổ chức có thể dẫn đến việc lãng phí tới 85% giá trị doanh nghiệp.

Quy trình. Việc “tái tạo” nên lấy yêu cầu khách hàng làm thước đo để vẽ ra lộ trình chuyển đổi. Thông thường, cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này chính là xác định rõ lộ trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những nhu cầu, lợi ích và tầm nhìn chung với khách hàng lẫn doanh nghiệp. Sau đó, hãy xác định nguồn lực hỗ trợ và khả năng hiệu quả thực tế mà sự chuyển đổi này mang lại. Chính lãnh đạo cùng ban cố vấn sẽ thiết lập quyền quản trị và quyết định cho sự phân công cùng trách nhiệm khi thực hiện quá trình quan trọng này.

II. Hệ thống “tái tạo”
 
Do nhiều vấn đề phức tạp liên quan xảy ra, hầu hết sự tái tạo lại không đạt được mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thiết kế các chương trình chuyển đổi nhắm vào những mục tiêu dài hạn sẽ khó cho thấy kết quả nhanh chóng, nhiều khi còn tốn khá nhiều chi phí và thời gian. Ngược lại với những hệ thống “tái tạo” mà có tầm nhìn ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tình hình cũng như nhanh chóng xây dựng hệ sinh thái với đối tác và khách hàng. Không chỉ vậy còn loại bỏ khá nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi “tái tạo doanh nghiệp”.

Mặc dù cách tiếp cận này có vẻ hiển nhiên, nhưng từ thực tế cho thấy đây là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt. Có vô số lý do cho điều này, nhưng phổ biến nhất vẫn là các doanh nghiệp do chưa thực hiện đủ 4 quá trình tái tạo gồm: định hình chiến lược, xây dựng và thử nghiệm, phát triển chiếc lược, giảm rủi ro.

Định hình chiến lược. Đây là quá trình đầu tiên rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trong suốt thời gian “tái tạo”, nó cũng là kim chỉ nam cho việc thực hiện có khả thi hay không. Với bước này, doanh nghiệp cần phải có cái nhìn rõ ràng và hiểu rõ giá trị cốt lõi để làm nền tảng xây dựng chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần tiến hành phân tích sâu về kinh doanh, nhu cầu khách hàng, sức cạnh tranh và định lượng những thách thức cùng cơ hội sẽ có. Càng biết rõ, càng giúp việc định hình “tái tạo” chi tiết hơn, cho dù hiện tại doanh nghiệp có lâm vào tình trạng đình trệ hay thụt lùi. Việc xây dựng chiến lược hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các khoảng trống trong vận hành như nguồn lực, quản lý, phát triển, và kế thừa.

Xây dựng và thử nghiệm. Những doanh nghiệp thành công nhất đều tập trung vào khách hàng, lấy đó làm thước đo để thiết kế và xây dựng quá trình chuyển đổi. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần phải xem xét sự khả thi của kế hoạch và cần tránh những bước đi rủi ro hoặc không cần thiết.

Về mặt tổ chức, cần sự hợp tác đồng nhất giữa các chức năng, nhanh chóng đưa ra quyết định và phải đầu tư vào những nhân sự đảm nhận công cuộc tái tạo này. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm và đánh giá cũng rất quan trọng, nó cho phép nhìn nhận quá trình này toàn diện và thiết thực hơn.

Reinvent2.jpg

Phát triển chiến lược. Tốc độ và quy mô quá trình tái tạo phụ thuộc ít nhiều về hệ sinh thái liên quan tới đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Trong thực tế, đây là lúc cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ban lãnh đạo cùng ban cố vấn. Chẳng hạn như một nhà sách quy mô toàn cầu đã đề nghị xây dựng chiến lược bằng việc hợp tác với công ty viễn thông để có thể mở rộng phạm vi và xây dựng thị trường đa dạng hơn. Chính cách tiếp cận này đã giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được tăng trưởng cao với doanh thu tăng 78% trong năm đầu thực hiện.

Khi các doanh nghiệp đẩy mạnh quy mô chiến lược “tái tạo” của họ thì vai trò của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cũng khéo léo thay đổi để phù hợp với kết cấu kế hoạch. Những “đầu não” này không chỉ đóng vai trò là "bộ điều khiển" cho kế hoạch mà còn kiểm soát những thách thức, những cơ hội giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải duy trì tốc độ phát triển chiến lược lâu dài và tăng tính trách nhiệm trong toàn bộ tổ chức.

Giảm rủi ro. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến sự tái tạo gặp thất bại là do cách tổ chức luôn thay đổi và chi phí bắt đầu cạn kiệt. Để giảm thiểu rủi ro này, điều quan trọng là phải tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, không chỉ mang lại kết quả nhanh mà còn giảm chi phí để có thể tái đầu tư vào vòng chuyển đổi tiếp theo.

Ví dụ: một doanh nghiệp về thiết bị điện tử toàn cầu, họ chỉ tập trung vào các dự án nhỏ (chẳng hạn như tăng tỷ lệ chuyển đổi) nhưng kết quả thu được vô cùng lớn khi họ mang về 350 triệu đô la chỉ trong 5 tháng. Họ dùng chính lợi nhuận này để tập trung đầu tư lớn hơn vào những thay đổi tiếp theo, chính sự cung ứng thông minh là chất xúc tác kích thích sự kinh doanh trở nên có động lực và lâu dài hơn.

Dĩ nhiên, càng quy mô lớn, rủi ro càng cao vì thế mọi bước đi của quá trình đều phải lên kế hoạch chi tiết và có những quyết định đầy cân nhắc. Sự tỉ mỉ, chu toàn sẽ giúp tổ chức ít nhiều giảm thiểu những rủi ro không đáng có và tập trung giải quyết những rủi ro phức tạp hơn. Thông qua hệ thống “tái tạo” này sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo biết rõ hơn về các vấn đề thuộc cấu trúc của tổ chức.

Một nhà lãnh đạo cấp cao giỏi biết việc bỏ qua hoặc xem thường những rủi ro ít nhiều sẽ ảnh hướng tới cốt lõi của doanh nghiệp, kéo theo là chuỗi quan hệ khách hảng và nhiều vấn đề liên quan khác. Vì thế nắm chắc được “giá trị tái tạo” sẽ cho phép doanh nghiệp duy trì mối quan hệ sinh thái tốt hơn, từ đó quá trình tái tạo cũng trở nên trôi chảy và mang lại kết quả tối ưu nhất.
Theo Mckinsey
 
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY