Trang chủ

Hành trình tái tạo

CHUYỂN ĐỔI THEO QUY LUẬT VẬN ĐỘNG

Hàng năm, sự kiện ra mắt iPhone mới của Apple luôn được coi là sự kiện công nghệ lớn nhất, được mong chờ nhất. Và trong năm 2018, chính iPhone XS, XS Max và Apple Watch là các sản phẩm đầu tiên được Apple lựa chọn để giới thiệu tới công chúng.

Sự phát triển này cho thấy dù có nhiều công ty công nghệ nổi lên trong vài thập niên qua, nhưng có lẽ, không công ty nào có sức ảnh hưởng mạnh hơn Apple. Theo thông tin mới nhất thì họ đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt giá trị 1.000 tỉ USD.

Nhìn lại lịch sử hơn 40 năm để Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới, trong khoảng thời gian dài đó, từng có những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng chính sự vận động luôn “tự tái tạo” đã giúp họ có thể phát triển ổn định và ngày một vươn xa hơn. Đây là 3 nhân tố quan trọng đã góp phần tạo nên vị trí và sự thành công của Apple.

1. Phá vỡ những rào cản của phân khúc khách hàng

Ngày nay, phần lớn Apple đã trở thành hiện tượng được mọi người trên toàn thế giới quan tâm từ cách tiếp thị, quảng bá cho tới việc buôn bán hay bảo hành. Quan điểm của họ là không bao giờ bị giới hạn trong mọi phân khúc khách hàng, mục tiêu khách hàng của họ chính là mọi người. Đó là lý do vì sao cụm từ ‘thân thiện với người dùng’ là một trong những đặc điểm làm nên mỗi sản phẩm của Apple.

Hơn nữa, các mẫu quảng cáo hay nội dung tiếp thị của họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ nặng tính công nghệ để miêu tả sản phẩm. Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và trình độ đều có thể hiểu được thông điệp đó. Họ tập trung vào những tính năng ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng như độ phân giải của camera, chất lượng màn hình, dung lượng, nhận diện bằng dấu vân tay,…
Chiến lược trong cách vận hành doanh nghiệp Apple không đóng khung vào những phân khúc cứng nhắc và chính điều này đã thu hút lượng người sử dụng sản phẩm nhiều hơn, giúp cho giá trị cổ phiếu của họ tăng 15.000% kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới.
Web-reinvent-240918--1-.png

2. Tập trung vào văn hóa thương hiệu

Khó có thương hiệu nào trên thế giới nhận được sự ủng hộ khổng lồ như Apple. Chính họ đã trở thành điều gì đó lớn hơn cả một thương hiệu. Những sản phẩm công nghệ chất lượng cao dường như trở thành một văn hóa ăn sâu vào đời sống hằng ngày của nhiều người tiêu dùng trung thành.

Nói về Apple hay Iphone, Ipad người ta sẽ nghĩ gì đầu tiên?

Đó là sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo. Dĩ nhiên, để làm được điều đó, lãnh đạo và đội ngũ đã phải vất vả mới ‘gieo’ vào đầu khách hàng những cụm từ ấy.

Những giá trị này cực kỳ quan trọng với nhà sáng lập Steve Jobs và chúng đã thấm nhuần trong văn hóa của Apple. Những giá trị cốt lõi này cũng chính là lý do vì sao sản phẩm của Apple luôn nhận sự ủng hộ dù cùng số tiền đó đã có các sản phẩm nổi trội hơn.

3. Không tham gia vào các cuộc chiến cạnh tranh

Nicholas Woodman, người sáng lập và CEO của GoPro từng nói rằng: “Đối thủ lớn nhất là chính mình”.

Nhiều thương hiệu cho rằng cuộc cạnh tranh thị phần chỉ là một phần trong việc kinh doanh. Nhưng với Apple, trong suốt nhiều năm, họ luôn tuân theo mô hình định giá riêng cho dù giá của họ khá cao so với thương hiệu khác.

Chẳng hạn, hãy thử so sánh MacBook Pro 13 của Apple và Spectre 13 của HP. Dù các chi tiết kỹ thuật của hai sản phẩm là tương tự và mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng chiếc MacBook Pro có giá cao hơn 800 USD. Đơn giản là vì Apple không xem các thương hiệu khác trên thị trường là đối thủ cạnh tranh của họ. Thay vì cố thu hút khách hàng bằng giá thấp và cố giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh ấy thì Apple đứng ngoài sự ồn ào đó và tập trung vào quảng bá sứ mệnh độc đáo của họ – thiết kế đẹp và một trải nghiệm tuyệt vời.
 
Web-reinvent-240918--1-.jpg

Mục đích của cách tiếp cận này là nhằm chứng minh vì sao sản phẩm của họ là ưu việt so với các sản phẩm khác trên thị trường và xứng đáng với mức giá cao hơn. Nhờ thế, lượng ủng hộ của Apple rất mạnh và chính sự thành công này cũng góp phần định hình cách thức cho mỗi sản phẩm mới ra đời.

Việc Apple luôn đứng trên vị thế cao, một phần họ luôn vận động, không ngừng làm mới và “tái tạo” chính mình để có thể tạo ra các giá trị mang tính đột phá và cách tân nhiều hơn.

Chẳng hạn như trước khi iPhone xuất hiện vào năm 2007, điện thoại di động gần như có tất cả các kiểu dáng và kích cỡ. Thế nhưng, sau khi iPhone gia nhập thị trường, hầu hết các loại điện thoại di động, bất kể thương hiệu nào, đều có kiểu dáng tương tự. IPhone đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các sản phẩm mới trên thị trường.

Suốt một thời gian dài, trong nhận thức chung của số đông, công nghệ mới rất phức tạp và khó nắm bắt. Apple đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng công nghệ không phải là điều gì đó quá đáng sợ mà chỉ có những người thông thái nhất mới hiểu và sử dụng được. Thậm chí những sản phẩm ưu việt nhất cũng có thể được mọi người sử dụng, bất kể tầng lớp xã hội, trình độ chuyên môn hay tuổi tác.

Những gì mà Apple mang lại còn hơn cả những sản phẩm tuyệt vời, đó là một cuộc chạy đua không ngừng đổi mới bản thân, không ngủ quên trên chiến thắng để luôn chinh phục những thứ khó khăn và vĩ đại hơn.
Theo Entrepreneur
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 08/11/2018
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY