Trang chủ

Hành trình tái tạo

ĐÁNH GIÁ LẠI DOANH NGHIỆP

Từ trước tới giờ, sự nhất quán trong các chiến lược được xem là kim chỉ nam của nhiều doanh nghiệp lớn. Điển hình như chiến lược kéo dài hàng chục năm của Southwest Airlines, đã giúp đưa hình ảnh doanh nghiệp trở thành một trong những hãng hàng không hoạt động tốt nhất ở Mỹ trong nửa thế kỷ qua. Hay như Wal-Mart, trong hơn 50 năm qua đã theo đuổi một chiến lược cơ bản “cung cấp sản phẩm giá thành thấp để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn”.

Nhưng hành trình nào cũng sẽ gặp khó khăn trong từng thời điểm dù doanh nghiệp lớn mạnh đến đâu. Một chiến lược hoàn hảo là sẽ luôn cập nhật và cải tiến tránh sự lỗi thời và đi sau thời đại, việc thay đổi hay nâng cấp chiến lược cũng là phương pháp “tái tạo” giúp doanh nghiệp “sống” lại một lần nữa.
 
Reinvent_250718_Danhgialaidoanhnghiep.png

Chủ tịch phụ trách phần mềm và giải pháp của Kodak từng nói: “Trong kinh doanh, khó khăn và gián đoạn là điều không thể tránh khỏi”. Bốn năm về trước, mọi thứ đã trở nên quá ảm đạm cho Kodak. Tập đoàn 124 tuổi nộp đơn xin phá sản do không thể theo kịp với các xu hướng phát triển của nhiếp ảnh kĩ thuật số.

Nếu trước kia, Kodak chính là cha đẻ của chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên vào năm 1975 nhưng lại không tìm được cách tận dụng được triệt để phát minh này của mình, bởi sự tấn công của công nghệ mới đã gây ảnh hưởng xấu tới mảng kinh doanh đang phát triển khi đó.

Nếu như Kodak không chịu thay đổi thì chính công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp “áp đảo” sự sống còn của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, thời đại kinh tế luôn thay đổi, nhiều công ty, doanh nghiệp chung phân khúc ra đời, kéo theo rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu không có sự khác biệt, sự tin dùng của khách hàng thì thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ bị lãng quên và dần phá sản. Nokia chính là minh chứng khá rõ cho nhận định trên. Chính thời đại điện thoại thông minh đã phá hủy một nền kinh doanh đầy thịnh vượng của Nokia khi các sản phẩm của họ không thể so bì kịp với Apple hay Samsung.

Do đó, có thể thấy tính nhất quán của chiến lược là dấu hiệu tốt nhưng đó cũng là “con dao hai lưỡi” khi chính nó cũng góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của tổ chức nếu không biết thay đổi hay cải tiến, nâng cấp.

Một lãnh đạo giỏi là biết khi nào cần duy trì tính nhất quán đó và khi nào cần thay đổi “tái tạo” để doanh nghiệp không phai rơi vào “thế bí” ?

Theo kinh nghiệm của Ken Favaro (hiệu trưởng, cố vấn cho các lãnh đạo, giám đốc ở New York) thì câu trả lời nằm ở việc người lãnh đạo đó có thể trả lời 2 câu hỏi này hay không?
  • Doanh nghiệp đã đến lúc cần “tái tạo” chưa?
  • Yếu tố bên ngoài – bên trong có gây ảnh hưởng khi đang “tái tạo” không?
Đầu tiên cần hiểu tính thống nhất của một chiến lược rõ ràng chính là nền tảng đủ vững để giúp doanh nghiệp thực hiện những bước tiếp theo.

Nếu các nhà lãnh đạo hiểu rõ cũng như xác định được hoàn cảnh và tính chất doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết định thông minh khi biết tổ chức mình cần gì? thay đổi gì? và hướng tương lai sẽ như thế nào?... Đó chính là các để duy trì một doanh nghiệp lớn.

Ngược lại, không phải lãnh đạo nào cũng có tầm nhìn bao quát như trên lý thuyết. Do đó, hãy luôn tự hỏi liệu lãnh đạo đó có đủ sức thay đổi doanh nghiệp hay là phải cần hỗ trợ, cố vấn từ bên ngoài. Việc này nằm ở quá trình đánh giá và suy xét từ hội đồng quản trị và chủ đầu tư.
Reinvent_250718_Danhgialaidoanhnghiep_2.jpg
Thực tế cho thấy, rất ít lãnh đạo thành công trong việc cân bằng giữa sự thống nhất chiến lược vốn có và thay đổi “tái tạo” để giúp tổ chức có sự “lột xác” nhất định. Có thể kể đến như Andy Grove đã giúp Intel thay đổi nâng cấp sản phẩm, đưa một sản phẩm chip bộ nhớ thông thường thành một sản phẩm chip thông minh. Lou Gerstner đã chuyển OEM sang một nhà cung cấp dịch vụ CNTT với tên gọi IBM. Hay Phil Knight đã chuyển Nike từ một công ty ít ai biết tới thành một thương hiệu giày thể thao được nhiều người tin dùng.

Những ví dụ trên cho thấy, không phải “tái tạo” là thay đổi hoàn toàn bản chất vốn có của doanh nghiệp hay gây sự mất ổn định mà nó giúp cho tầm nhìn chiến lược thay đổi theo hướng tốt nhất.

Tái tạo là thời điểm để xác định những gì mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong kinh doanh, vì những tầm nhìn cũ sẽ không còn thích hợp với tốc độ luôn thay đổi theo từng ngày như hiện nay. Để khi kết thúc tái tạo, doanh nghiệp có thể bước ra với giao diện hoàn toàn mới trên thị trường, việc này giúp thu hút truyền thông cũng như có được lượng khách hàng mới hơn.
 
Theo Harvard Business Review
 
 
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 27/10/2018
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY