Trang chủ

Hành trình tái tạo

ĐỔI MỚI HAY CHẤP NHẬN THẤT BẠI?

Nếu như trong thời đại 4.0 nhu cầu của khách hàng ngày nay càng đa dạng hơn buộc những sản phẩm/ dịch vụ nếu không theo xu hướng thì sẽ giảm dần sự thu hút và không còn nhận sự quan tâm từ khách hàng. Điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết cần phải nhanh chóng thay đổi không chỉ về sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mà còn về quy trình hoạt động trong nội bộ tổ chức.

Nhưng nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp trên thế giới phải thay đổi hay “tái tạo” chính là những tình huống bất ngờ xảy ra, đó có thể do tác động bên ngoài hoặc cũng có thể đến từ nội bộ doanh nghiệp.

Tái tạo từ tình huống ‘bất ngờ bên ngoài’

Những nguyên nhân “từ trên trời rơi xuống” đột ngột khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp, không chỉ tiêu giảm lợi nhuận mà còn làm giảm đi hình ảnh thương hiệu nếu doanh nghiệp đó không giải quyết hiệu quả. Trường hợp của McDonald là ví dụ điển hình, khi mà chuỗi nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh của Mỹ đã ra thông báo tạm ngưng sử dụng hình ảnh chú hề Ronald McDonald - nhân vật biểu tượng của hãng. Thông báo được đưa ra sau khi nhiều nơi ở quốc gia này xuất hiện tình trạng những người hóa trang thành các chú hề đáng sợ để hù dọa trẻ em và cả người lớn. Sự kiện này ít nhiều gây ảnh hưởng tới mặt thương hiệu, bởi lẻ hãng đã tuyên bố không sử dụng lại hình ảnh chú hề vốn được xem là linh vật McDonald. Và không lạ gì khi doanh nghiệp đang cố gắng hết sức để tái tạo lại sự nhận diện tới khách hàng.

Giám đốc điều hành Steve Easterbrook đã lên kế hoạch chuyển đổi trong 18 tháng bao gồm việc cung cấp luôn bữa sáng, cải thiện chất lượng thực phẩm, và bán hàng ngàn nhà hàng cho bên đối tác nhượng quyền. Theo báo cáo tuần trước, chi phí để tái cấu trúc này là 130 triệu đô la trong quý mới nhất kéo theo tăng số lượng nhà hàng lên khoảng 3.500 đến 4.000. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ khó đạt kết quả như mong muốn, dẫn chứng vào tháng 7 năm 2016, McDonald's đã báo cáo doanh thu quý 2 tụt giảm 4% và tình hình sẽ không khả quan hơn trong tương lai gần. Thêm nữa, sự kiện Brexit và chiến dịch tranh cử ở Mỹ cũng khiến doanh nghiệp này “khá lay hoay” trong vấn đề cải thiện tình hình kinh doanh.

Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng với những kế hoạch chiến lược, doanh thu doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ có những bước tiến dù là nhỏ nhất.  

Reinvent--1-.jpg

Tái tạo từ tình huống ‘bất ngờ bên trong’

Burberry vừa thông báo, giám đốc sáng tạo kiêm Chủ tịch Christopher Bailey sẽ từ chức vào 2018. Như vậy, show diễn mùa xuân vừa qua chính là bộ sưu tập cuối cùng của Bailey với thương hiệu thời trang đến từ Anh quốc này.

Suốt quãng thời gian 8 năm qua trong vai trò giám đốc sáng tạo, ông đã có nhiều thành tựu khi góp phần cải thiện tình hình kinh doanh, nâng cao nhân dạng của thương hiệu trên thương trường quốc tế. Burberry dưới thời trị vì của Bailey luôn được biết tới với những sàn diễn đầy xúc cảm với những nhạc công, ca sĩ nổi tiếng biểu diễn trực tiếp cùng với người mẫu.

Bailey vẫn sẽ hỗ trợ hết mình cho giám đốc điều hành hiện tại Marco Gobbetti (người đứng đằng sau thương hiệu Céline của LVMH) và nhóm tiếp cận để việc chuyển đổi được diễn ra suôn sẻ.

Một phần sự thay đồi bất ngờ chính là việc Bailey không may phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế dẫn tới nhu cầu hàng xa xỉ bị giảm xuống, đặc biệt là ở thị phần Châu Âu. Với sự ra đi của Christopher Bailey, đại diện thương hiệu đã trả lời là để Burberry bắt đầu một cuộc hành trình mới. Đơn cử mặc dù Burberry, nếu thoạt nhìn, tinh thần thương hiệu hiện tại có lẽ đang dần chuyển đổi về tính ứng dụng và mất đi tính thơ mộng, hương vị cổ điển nằm trong các cuốn tiểu thuyết văn thư theo kiểu cầu toàn như xưa; nguyên do là để thúc đẩy tính thương mại.

Còn quá sớm để nhận ra thành công từ chiến lược của CEO Gobbetti vì quá trình chỉ mới bước đầu thực hiện, nhưng những tín hiệu xung quanh phần nào cho thấy khả quan cho quá trình “tái tạo” này diễn ra suôn sẻ và tích cực hơn.

Reinvent--2-.jpg

Tận dụng tình huống để ‘tái tạo’

BHP đã tạo sự khác biệt về chính sách trả tiền cho nhân sự. Cố vấn của doanh nghiệp Pirc đã ca ngợi công ty khi họ không trả lương cho giám đốc điều hành Andrew Mackenzie cũng như cắt giảm tiền thưởng xuống mức 0 sau khi xảy ra thảm họa dầu mỏ ở Samarco, Brazil vào năm 2015. Chính tình huống không mong muốn này cũng làm thuyên giảm thị trường hàng hóa, chủ yếu ngành công nghiệp nặng.

Ông Pirc nói: “Thật hoan nghênh khi doanh nghiệp lại áp dụng chiến lược khá đặc biệt đầy tính nhân văn. Thay vì vẫn tiếp tục trả lương cho cấp cao, tại sao không dùng số tiền ấy trả lương cho nhân viên, lực lượng đang gồng mình giải quyết những thiệt hại đang xảy ra. Chiến lược này rất có lợi, đặc biệt ở mặt truyền thông”. Nhưng ông cũng nhận định thêm, kế hoạch này không nên kéo dài vì sẽ khiến doanh nghiệp không kiểm soát được.

“Mục tiêu về hiệu suất ưu đãi chỉ diễn ra ngắn hạn, việc này sẽ giúp các cổ đông không lo lắng hay chấp nhận rủi ro nhiều, ngược lại nên xem nó là một thách thức. Nó có thể hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài thì coi chừng. Mọi bước đi đều kèm theo rủi ro, doanh nghiệp nên cân nhắc vì bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm, đừng thay đổi một cách tùy tiện”, ông giải thích thêm.

Có thể thấy, ngay cả những tổ chức được mệnh danh là “số 1” cũng không nằm ngoài nỗi lo bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, sẽ có những thách thức khiến doanh nghiệp phát triển hoặc ngược lại. Nhưng làm sao để luôn giữ được vị thế dẫn đầu? Chẳng có cách nào khác là doanh nghiệp buộc phải hiểu rằng: Tốt chính là kẻ thù của sự Vĩ đại! Và quan trọng hơn hết, là doanh nghiệp có năng lực tái tạo chính mình.
Theo The guardian
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY