Trang chủ

Hành trình tái tạo

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁI TẠO LẠI “THƯƠNG HIỆU CHẾT”

Tình trạng bán hàng trì trệ, dòng sản phẩm không đa dạng, không thu hút khách hàng, bao bì không thân thiện với môi trường, dịch vụ lỗi thời…, đây là những lý do khiến cho các thương hiệu dần không còn nhận sự đánh giá tốt từ khách hàng và truyền thông. Nếu các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ nghỉ đơn giản là thay đổi logo, hình ảnh công ty, nhãn mác bao bì được biến đổi từ sản phẩm cũ thì sẽ như tự loại bỏ mình ra khỏi thương trường. Vì vậy, để “hồi sinh” một thương hiệu nên bắt đầu với sự tái kiểm tra lại bộ máy điều hành cũng như những mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp. Đánh giá lại toàn bộ quy trình hoạt động, vấn đề nào cần giải quyết và ai sẽ đảm nhận công cuộc “tái tạo” này, từ đó nỗ lực cố gắng chuyển mình để đưa thương hiệu cũ quay lại cuộc đua trên thị trường.  

1. "Hồi sinh" tài sản thương hiệu
 
Khác với thời trang là vòng tròn luân chuyển luôn thay đổi, mọi người có thể xếp những bộ quần áo cũ và chờ cho xu hướng quay lại và nó sẽ lại trở thành “mốt” mới. Nhưng trong kinh doanh lại không phải vậy, nếu một thương hiệu cứ dậm chân tại chỗ hoặc bị đình trệ, bị lãng quên thì mãi mãi nó vẫn y như vậy mà không có sự “tái sinh” nào.

Một số doanh nghiệp có thể tự tái tạo lại bằng chính hình ảnh doanh nghiệp họ. Họ biết nguyên nhân khiến thương hiệu mình không còn nhận sự yêu mến, tin tưởng từ khách hàng và dần dần họ giải quyết từng bước một, song song họ thay đổi theo nhu cầu cùng thị hiếu người tiêu dùng và họ thành công. Phần lớn những doanh nghiệp có bề dày lịch sử luôn có những câu chuyện “tái sinh” để phù hợp với xu hướng hiện đại. Họ biết khai thác quá khứ từ những giá trị hoài cổ để làm nên một chiến dịch tiếp thị mới có thể mang lại giá trị lâu dài. Vì doanh nghiệp họ luôn thay đổi nhưng vẫn không làm mất hình ảnh riêng vốn tồn tại lâu đời.

2. Xây dựng lại mục tiêu khách hàng

Giả sử nếu trong quá khứ họ là khách hàng trung thành nhưng không có nghĩa ở hiện tại và tương lai họ vẫn tiếp tục như vậy. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của mình có đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và có đủ sức cạnh tranh với nhiều đối thủ cùng phân khúc hay không? Bởi vì Joseph Addison đã từng nói rằng: “Không có gì cần thiết hơn trong kinh doanh là sự nhanh nhạy”.

Doanh nghiệp nên dành thời gian nghiên cứu thị trường cũng như hiểu rõ thị hiếu khách hàng, hãy đặt mình vào khách hàng để biết tại sao họ mua sản phẩm của doanh nghiệp mình? Khi doanh nghiệp trả lời được câu hỏi đó hãy tìm cách tận dụng mọi thứ đang có làm điểm xuất phát, cộng hưởng từ sự kế hoạch chi tiết rồi cố gắng chinh phục khách hàng nhanh nhất, đồng thời mở rộng quy mô ở nhiều phân khúc thị trường. Nếu sự chuyển đổi này khác với truyền thống doanh nghiệp thì hãy cân nhắc cho từng bước đi, hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu lý do tại sao cần khôi phục lại thương hiệu, khách hàng tiềm năng nằm ở đâu và doanh nghiệp mình khác với các đối thủ ở điểm nào?

Reinventing.jpg

3. Tập trung vào sản phẩm từng thành công

Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn, có sản phẩm từng thành công nhưng vì nhiều lý do điều đó không xảy ra ở hiện tại. Doanh nghiệp có thể kiểm tra toàn bộ dòng sản phẩm đã kinh doanh và nên đưa ra chiến lược là cải thiện hay tái sản xuất lại những sản phẩm đã từng được yêu mến?

Đồng thời, doanh nghiệp nên tạo sự liên kết sản phẩm mới với thương hiệu cũ cho khách hàng và truyền thông biết rõ hơn. Doanh số bán hàng chậm chứng tỏ truyền thông tiếp thị đang yếu hoặc không hiệu quả. Nếu sản phẩm chất lượng tốt nhưng không được nhiều người biết tới thì cũng là sản phẩm thất bại, kéo theo doanh thu không tốt dẫn tới thương hiệu dần bị lãng quên và “chết”.

4. Bình mới rượu cũ

Không có phương pháp nào tốt hơn việc “tái tạo” lại thương hiệu doanh nghiệp bằng hình ảnh cũ nhưng với chiến dịch tiếp thị mới, sản phẩm được nâng cấp. Nếu được doanh nghiệp cũng nên làm mới lại câu slogan thương hiệu vì đó là bước đi phần nào phản ánh lại năng lượng tích cực để tái sinh.

Đặc biệt nếu doanh nghiệp đang giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới cũng như đang định hình lại sự nhận diện của khách hàng về doanh nghiệp cũ nhưng với một giao diện mới thì đây là hướng đi đầy khả thi. Để an toàn doanh nghiêp hãy thử nghiệm với vài nhóm nhỏ người tiêu dùng để xem liệu phương án này có thể mang lại kết quả tối ưu hay không? Dù kết quả tốt không đáng kể nhưng vẫn đáng nên thử bởi “không có điều gì khó khăn nếu doanh nghiệp vẫn chứng tỏ tồn tại”.
Theo Small Business
 
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY