Trang chủ

Hành trình tái tạo

“SỐNG LẠI” TỪ VỰC THẲM

Nhìn vào chặng đường phát triển của thương hiệu Apple hay Lego, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể học hỏi kinh nghiệm từ thực tế ấy, để có thể củng cố thêm cho mình những khả năng và chiến thuật nếu rơi vào trường hợp tương tự.

Làm thế nào để thay đổi khi một thương hiệu đã dần trở nên “cằn cỗi” hay thậm chí đã “chết”? Nên từ bỏ hay tiếp tục “tái tạo” nó quay trở lại? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhằm thách thức khả năng vận hành của doanh nghiệp. Mỗi tổ chức đều có những khó khăn riêng biệt nhưng tựu chung vẫn mong muốn thương hiệu hay doanh nghiệp mình được đứng vững trên thị trường và phát triển.

Không những vậy, nhiều doanh nghiệp đã sở hữu lượng khách hàng ổn định, thương hiệu cũng được người tiêu dùng biết rõ nhưng vẫn có thể bị lụi tàn chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại, điển hình như Lego hay Stella Artois, cùng nhìn xem điều gì đã giúp cho những thương hiệu dù tồn tại lâu nhưng vẫn được yêu mến cho tới tận bây giờ:

Stella Artois – Thương hiệu Bia (Bỉ) bán chạy nhất thế giới

Nguồn gốc của thương hiệu bia Stella Artois xuất phát từ năm 1366 khi nhà máy ủ bia Dan Hoom được thành lập tại Leuve, Bỉ. Năm 1708, chuyên gia nấu bia Sebastian Artois đã mua nhà máy này và đặt lại tên theo tên của ông. Chữ “Stella”, trong tiếng Latinh có nghĩa là “Ngôi sao” và được thêm vào tên thương hiệu cho đến khi công ty giới thiệu bia theo mùa đầu tiên, “Christmas Star” năm 1926.

Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 21, Stella Artois được xem là gắn bó với những người thích rượu bia hơn những người sành bia. Một phần chính là do các siêu thị bấy giờ họ đều giảm giá thành xuống trong thời gian mùa hè và những sự kiện thể thao. Mặc dù so với các đối thủ trong cùng phân khúc có vượt trội hơn nhưng “Wife beater” vẫn khá chật vật khi doanh số bán hàng giảm khá mạnh so với thời gian trước.

Reinvent_Songlaituvuctham.jpg

Để giải quyết tình trạng này, họ đã tạo ra một loạt các sản phẩm bia cùng thương hiệu Artois nhưng nhẹ và dễ uống hơn để hy vọng tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa, có thể kể đến như Peeterman (4%), Bock (6%), Stella Artois Cidre (rượu táo)…Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm phát triển nhưng Stella Artois vẫn là thương hiệu bia Bỉ được yêu thích và bán chạy nhất thế giới.

Lego – Từ khối nhựa nhỏ sang điện ảnh

Ai có thể nghĩ rằng những khối nhựa nhỏ sẽ có thể cạnh tranh với máy tính bảng, trò chơi điện tử và truyền hình vô tuyến? Tuy nhiên, sau hơn một thế kỷ từ khi ra mắt thì tận đến năm ngoái, những nhà sáng tạo đồ chơi Đan Mạch mới có thể mang lại lợi nhuận tăng lên khoảng 655 triệu bảng Anh. Điều này cho thấy không phải thương hiệu lâu đời và bền vững như Lego lúc nào cũng kinh doanh suôn sẻ. Với tốc độ phát triển ngày nay, sức cạnh tranh càng khốc liệt và công ty từng đối mặt với tình trạng sắp phá sản vào cuối những năm 1990.
 
Reinvent_2_Songlaituvuctham.jpg

Giám đốc điều hành Lego hiện tại - Jørgen Vig Knudstrop đã bỏ hàng trăm sản phẩm chỉ để tập trung vào những khối nhựa nhỏ một lần nữa, đi từng bước như những ngày đầu thành lập và họ đã thành công. Lego đã tạo ra “phép màu” lợi nhuận “khủng” vào năm ngoái, một phần chính là nhờ bước đột phá về mặt phim ảnh – bộ phim The Lego Movie.

Burberry – quay về phục hưng

Chỉ hơn 10 năm trước, những sản phẩm thiết kế nổi tiếng của Burberry đã bị cấm ở nhiều nơi vì có mang âm hưởng bạo lực. Nhưng hiện nay, đây là thương hiệu có nhiều đại sứ nổi tiếng như Emma Watson, Cara Delevingne…cũng như sở hữu nhiều bộ siêu tập thành công và đắt tiền. Vậy điều gì khiến Burberry thay đổi nhanh như vậy?

Angela Ahrendts - cựu giám đốc điều hành của hãng, người đã điều hành Burberry từ nơi sản xuất mũ bóng chày đến những bộ cánh thời trang cao cấp. Ngay khi tiếp quản vào năm 2006, cô đã trao quyền sáng tạo cho Christopher Bailey và cải tổ lại tình hình hoạt động công ty, cuối cùng giá trị công ty đã tăng từ 2 tỷ bảng Anh lên tới 7 tỷ bảng Anh.

Reinvent_3_Songlaituvuctham.jpg

Claire Ritchie (giám đốc nghiên cứu thời trang quốc tế tại Đại học Nghệ thuật Đương đại London), nhấn mạnh hai chiến lược đã giúp Burberry khôi phục lại hình ảnh cao cấp của mình chính là: công nghệ và sự cá nhân hóa. Cô nói: “Burberry là một thương hiệu đã đi trong một thời gian dài và giờ đây nó dường như sống lại, mạnh mẽ hơn xưa. Họ đã rất thông minh khi áp dụng công nghệ tích hợp và những sản phẩm cao cấp, bên cạnh đó, họ còn đi đầu việc đặt hàng trực tiếp sản phẩm từ sàn catwalk, một cách làm mang tính cá nhân hóa rất cao”.

Có thể nói, trong thời đại 4.0 nhu cầu của khách hàng ngày nay càng đa dạng hơn buộc những sản phẩm/ dịch vụ nếu không theo xu hướng thì sẽ giảm dần sự thu hút và không còn nhận sự quan tâm từ khách hàng. Điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết cần phải nhanh chóng thay đổi không chỉ về sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mà còn về quy trình hoạt động trong nội bộ tổ chức.
Nhưng nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp trên thế giới phải thay đổi hay “tái tạo” chính là những tình huống bất ngờ xảy ra, đó có thể do tác động bên ngoài hoặc cũng có thể đến từ nội bộ doanh nghiệp.

Theo Theguardian
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.


Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY