Trang chủ

Hành trình tái tạo

“TÁI CẤU TRÚC” HAY “TÁI TẠO DOANH NGHIỆP”?

Đứng trước những khó khăn, thách thức của thời đại, nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn cho mình con đường “tái cấu trúc doanh nghiệp”, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa tổ chức để hoạt động tốt hơn. Nhưng hiện nay, tái cấu trúc thường chỉ được các nhà lãnh đạo tiến hành thực hiện khi nhận thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bị chậm lại, hoặc ở trường hợp xấu hơn là tốc độ tăng trưởng âm hay có nguy cơ phá sản...

Thế nhưng, với sự biến động khôn lường của thời đại mới, khi mà điều làm nên thành công của ngày hôm qua chưa chắc còn đúng ở ngày mai, nếu doanh nghiệp chờ đợi “nước đến chân” mới tiến hành “tái cấu trúc” thì liệu có còn kịp không? Và liệu “tái cấu trúc doanh nghiệp” có phải là cách tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và giữ vững vị thế của mình trong thời đại ngày nay?

Câu hỏi đặt ra là, tại sao các doanh nghiệp lại không chủ động “đi trước một bước” trên hành trình chuyển hóa năng lực lãnh đạo và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình? Vậy, “Tái tạo doanh nghiệp” là gì và đâu là điểm đặc biệt của quá trình này?
 

“Tái cấu trúc” và “Tái tạo doanh nghiệp” có khác nhau không?
“Tái cấu trúc doanh nghiệp” là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó… Đó là quá trình thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại bộ máy đến văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính cạnh tranh nhằm phát triển hơn nữa. Tái cấu trúc là một công việc khó do tâm lý tự nhiên là luôn chống lại sự thay đổi từ lãnh đạo cho tới các thành viên khác trong tổ chức. Vì vậy, tái cấu trúc thường chỉ được thực hiện khi đà phát triển của doanh nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn là bắt buộc phải làm để tồn tại tránh bị phá sản. Có nhiều trường hợp tái cấu trúc trong hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh nghiệp chuyển mình, nhưng đa phần các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn thậm chí rơi vào thất bại.

Trong khi đó, “Tái tạo doanh nghiệp” chính là quá trình doanh nghiệp tự mình “làm mới bản thân” và chuyển mình “từ Tốt đến Tầm Vóc”. Đó chính là hành trình tái tạo của doanh nghiệp một cách toàn diện, tổng thể; và Nhà lãnh đạo chính là “hạt nhân” chuyển hóa giúp doanh nghiệp tái tạo để trở thành một tổ chức tầm vóc, và đạt được những thành tựu bền vững.
Từ đây, việc “tái tạo” không chỉ là một quá trình chuyển hóa của doanh nghiệp nữa, mà còn trở thành một “tư duy” - một “hệ tư tưởng” phải luôn hiện hữu bên trong người lãnh đạo, điều đó đòi hỏi doanh nhân trước hết phải chinh phục được chính mình, sau đó mới đến vượt qua ai khác. Thậm chí với một số doanh nghiệp dẫn đầu, thì hơn-chính-mình quan trọng hơn nhiều so với hơn-đối-thủ. Và chỉ những người lãnh đạo khôn ngoan mới hiểu được rằng vượt-qua-chính-mình là điều duy nhất nên tập trung vào.

Như vậy, thực chất đây chính là hành trình tái-tạo-chính-mình để tái-tạo-doanh-nghiệp của Lãnh đạo, sao cho doanh nghiệp tôi lãnh đạo có khả năng mang lại cho xã hội những sản phẩm hay dịch vụ đủ thực và đủ mạnh để khách hàng tin và lựa chọn lâu dài. Đồng thời, cần giữ vững vòng-lặp-tái-tạo để hành trình ấy diễn ra không chỉ một lần, mà bền vững.

Điểm đặc biệt của hành trình “tái tạo doanh nghiệp”
  • Tái tạo toàn diện, tổng thể
Hành trình tái tạo doanh nghiệp được thực hiện một cách tổng thể, toàn diện, được dựa trên 6 trụ cột quan trọng nhất: Tư tưởng; Lãnh đạo; Chiến lược; Con người; Hệ thống; Văn hóa. Hành trình tái tạo không chỉ tập trung vào việc thay đổi cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, cơ sở vật chất, chiến lược mà còn là tập trung vào phát triển con người, văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là việc tái tạo lại hệ tư tưởng, giúp lãnh đạo định nghĩa lại bản thân, định nghĩa lại doanh nghiệp; từ đó hình thành các hệ thống giá trị tinh thần và tư tưởng, cũng như hệ giá trị và các quan niệm về những vấn đề quan trọng cho cuộc đời mình, và đặc biệt là cho hành trình “tái tạo doanh nghiệp”.
  •  Chuyển hóa năng lực lãnh đạo từ “Tốt đến Tầm vóc”
Hành trình tái tạo doanh nghiệp cũng chính là hành trình chuyển hóa năng lực lãnh đạo lên một tầm vóc mới, bởi vì họ chính là người đóng vai trò quyết định trong hành trình tái tạo đầy khó khăn này. Thay vì chỉ tiến hành tái cấu trúc tất cả các yếu tố khác của doanh nghiệp thì chính nhà lãnh đạo trước tiên phải tái tạo lại chính mình. Nhà lãnh đạo cần phải kiến tạo tinh thần tái-tạo-liên-tục trong thời đại mới nhằm hiện thực hóa hành trình từ “Tốt” đến “Tầm vóc” cho chính mình và doanh nghiệp mình.
  • Vẫn là đội ngũ cũ, nhưng tầm vóc mới
Tái tạo doanh nghiệp không có nghĩa là thay đổi những con người cũ bằng những con người mới mà là chuyển hóa năng lực cũ thành những năng lực mới với đẳng cấp cao hơn. Các nhà lãnh đạo cần quản trị nguồn nhân lực, kiến tạo sự thay đổi, đem lại tiềm lực và sức mạnh “nội tại” bền vững của mỗi con người, từ đó phát huy tối đa giá trị và sức mạnh chung của cả đội ngũ doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ năng lực nền tảng và thiết yếu nhất để cùng doanh nghiệp của mình mang lại cho xã hội những sản phẩm hay dịch vụ vượt trội, nhằm có được sự tin tưởng và lựa chọn lâu dài của khách hàng. Đồng thời, giữ vững vòng-lặp-tái-tạo cho tổ chức mình để hành trình ấy diễn ra không chỉ một lần, mà diễn ra liên tục và bền vững.
 
Hành trình “TÁI TẠO” không chỉ là hành trình chỉ để giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức của thời đại, mà còn là hành trìnhchuyển hóa năng lực lãnh đạo và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình. Một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng đầy kiêu hãnh của những nhà lãnh đạo mang trong mình tinh thần “Liên tục tái tạo” và khát khao đưa doanh nghiệp mình vươn lên một tầm vóc mới, phát triển liên tục, bền vững, và trường tồn.

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY