Trang chủ

Hành trình tái tạo

“TÁI TẠO DOANH NGHIỆP” THEO MÔ HÌNH MỚI

“Khi gặp khó khăn, các chủ doanh nghiệp hay ban điều hành nên xây dựng lại cơ cấu hoạt động của tổ chức theo mô hình startup thay vì mở rộng quy mô hợp tác hay đi gọi vốn để phát triển kinh doanh”, theo Rana Gujral, đồng sáng lập, CEO công ty TIZE chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ cho doanh nghiệp.

Trước kia, Gujal từng là Phó chủ tịch điều hành công ty Cricut chuyên sản xuất máy cắt điện tử. Năm 2014, công ty này rơi vào khó khăn buộc ông cùng ban điều hành phải lên kế hoạch thay đổi mọi thứ. Khi đó, họ phải suy nghĩ và hành động như một startup mới.

Chính thời điểm trên đã giúp Gujal nhận ra việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức không những giúp “tái tạo” toàn diện doanh nghiệp của mình mà còn tác động sâu sắc tới văn hóa tổ chức nhằm ảnh hưởng lên tinh thần làm việc nhân viên. Điển hình, tập đoàn Samsung cũng áp dụng phương pháp này vào đầu năm 2016, thông qua việc cho ra mắt dự án lớn với mục đích “tái tạo doanh nghiệp” theo mô hình mới.

Tuy nhiên, mỗi công ty là một bản thể khác biệt, khác với các công ty hoạt động trong thời gian dài, những công ty mới startup lại vận hành không theo bất kỳ hình mẫu chung nhất nào. Do vậy sẽ tùy thuộc vào từng tính chất doanh nghiệp mà có thể áp dụng phương pháp này hay không.

Dưới đây là 5 điều mà ông Gujal đút kết được từ giải pháp “tái tạo” tổ chức công ty:
Reinvent---040918--2-.jpg

1. Không gian làm việc mở

Nếu như những công ty mới khởi nghiệp, quy mô và số lượng còn nhỏ nên bộ máy quản lý sẽ tương đối tinh lược và giản đơn hơn so với các tập đoàn lớn. Vì vậy môi trường làm việc ở đây sẽ thoải mái và kích thích khả năng sáng tạo nhiều hơn là những tòa cao ốc văn phòng.

Còn với những doanh nghiệp lớn, luôn sở hữu bộ máy quản lý cồng kềnh do đó nếu tạo ra được môi trường làm việc “thoáng” với những thiết kế không gian mở, đan cài yếu tố giải trí hoặc tận dụng mạng xã hội để tăng tính kết nối cộng đồng. Dù làm cách nào, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo được văn hóa làm việc hiệu quả nơi mà mọi người cảm thấy họ là một phần trong đó.

2. Ghi nhận những đóng góp từ nhân viên

Nếu trong công ty nhỏ, ít nhân sự nhưng khối lượng công việc nhiều, sẽ dễ dàng nhận thấy nhân sự nào làm việc hiệu quả trong quá trình phát triển công ty. Ngược lại, với các tổ chức lớn, đa phần là phải làm việc theo dây chuyền nên dù một mắt xích nào có đóng góp nhiều đến mấy cũng sẽ ít cho thấy kết quả ngay tức thì. Đồng thời, cũng sẽ ít ai phải thúc đẩy nhân viên phải nỗ lực hơn nữa vì rõ ràng doanh nghiệp vẫn sẽ tồn tại dù có hay không có họ.

Lời giải cho bài toán này, là hãy để nhân viên cảm thấy họ được làm chủ công việc và mong muốn cống hiến cho tổ chức. Bằng cách cắt giảm bớt hệ thống cấp bậc, doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội bình đẳng giúp mọi người có quyền theo đuổi dự án và khai phóng sức ảnh hưởng của mình.
 
Reinvent---040918--1-.png

3. Chia nhỏ việc

Tương tự như điều 2, trong doanh nghiệp lớn hoạt động làm việc theo dây chuyền là chủ yếu do đó luôn có những nhóm nhỏ giữ chức năng chuyên biệt có xu hướng làm được nhiều việc hơn các phòng ban lớn. Vì vậy hãy tạo cơ hội cho họ tập trung vào những việc ấy, bằng cách thử bắt đầu bằng việc chia nhỏ một dự án "khó nhằn" thành những dự án nhỏ và giao chúng cho các nhóm - mỗi nhóm từ 3 đến 4 người thuộc các phòng ban khác nhau, chịu trách nhiệm quản lý.

Việc chia nhỏ dự án đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian hoàn thành, giảm phụ thuộc vào nhau và tăng tính linh hoạt giữa các nhóm.

4. Thử nghiệm

Trong Khởi nghiệp Tinh gọn, thử nghiệm chính là một trong những cách thức áp dụng mô hình Lean Startup vào kinh doanh. Bởi khác với doanh nghiệp lớn, các nhà khởi nghiệp không có kinh phí nhiều nên việc áp dụng thử nghiệm sản phẩm là hướng đi chuẩn xác. Thử nghiệm và cho ra sản phẩm tối giản nhất đến người tiêu dùng rồi tự điều chỉnh dựa trên phản hồi của khách hàng.

Hãy áp dụng điều này cho doanh nghiệp của mình. Thay vì ra mắt một thương hiệu hay một sản phẩm hoàn hảo, sau đó mới điều chỉnh theo phản hồi khách hàng. Thì hãy xây dựng một dự án thử nghiệm và từng bước hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng với nhu cầu thực tế của khách hàng.

5. Sẵn sàng thay đổi

Và đương nhiên nếu muốn “tái tạo” thì doanh nghiệp phải đang có tư duy “tái tạo”. Việc chậm trễ hay do dự trước những thời điểm chuyển đổi sẽ có khả năng giết chết sự tồn tại và bền vững của doanh nghiệp.
Theo Techinasia
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 08/11/2018
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY