Trang chủ

Hành trình tái tạo

TÁI TẠO HOẶC LỤI TÀN

Nguồn tin của tờ CNN vừa tiết lộ, chuỗi đồ chơi Toys “R” Us sẽ đóng cửa hoặc bán toàn bộ 800 cửa hàng của họ tại Mỹ. Như vậy, khoảng 33.000 người đang có nguy cơ thất nghiệp.

Làm sao chuyện này lại xảy ra với công ty từng gây tiếng vang lớn trong thị trường đồ chơi? Qua câu chuyện này sẽ rút ra bài học gì dành cho các doanh nghiệp đang và sắp rơi vào trường hợp tương tự như Toys “R” Us?

Bức tranh u tối của Toys “R” Us

Tuyên bố sự đóng cửa Toys “R” Us của CEO David Brandon cũng là dấu chấm hết cho một công ty bán đồ chơi mang tính biểu tượng đối với hàng triệu trẻ em Mỹ. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, những đứa trẻ và cả người hiện đã trưởng thành sinh ra trong những năm 1980 và 1990 có lẽ phải thốt lên rằng: “Toys “R” Us là tuổi thơ của tôi".

Năm 1957 được xem là dấu mốc thành công bùng nổ cho Toys “R” Us bởi sau 30 năm khi Charles Lazarus mở cửa hàng đồ chơi đầu tiên của mình, ông đã có trong tay 900 cửa hàng và sở hữu 30.000 nhân viên trên khắp cả nước. Thị trường đồ chơi lúc bấy giờ không thể cạnh tranh với sự phong phú và đa dạng của sản phẩm mang tên Toys “R” Us. Và họ đã thành công trong việc gieo thương hiệu vào đầu khách hàng, nếu nói mảng đồ chơi là phải nói tới Toys “R” Us. Họ đã nắm chắc vị thế của mình trong suốt 4 thập kỷ và trở thành doanh nghiệp mạnh, quy mô nhất trong thời điểm ấy.

Vậy tại sao một đế chế bền vững như vậy lại có kết cục như ngày hôm nay?
 
Có nhiều lý do để trả lời cho câu hỏi trên nhưng đa phần câu trả lời chính xác nhất có thể là họ “dặm chân tại chỗ”. Họ đã đạt được cột mốc cao nhất và họ lay hoay không biết mình nên làm gì: duy trì hay đột phá? Đồng nghĩa họ phải chọn giữa “tái tạo kinh doanh” hay “kinh doanh an toàn”? Nhất là trong kinh doanh, thị trường luôn luôn biến đổi cùng với nhu cầu khách hàng ngày càng tăng dẫn đến nếu doanh nghiệp không biết nhanh nhạy nắm bắt rõ nhu cầu thị trường thì rất dễ bị vượt mặt và chìm vào quên lãng. Toys “R” Us là minh chứng rõ nhất cho nhận định trên.

Nhiều người nghĩ chính Amazon đã góp phần vào sự lụi tàn của Toys “R” Us nhưng chính Walmart mới là “chủ nhân” khai mào đầu tiên. Cụ thể vào năm 1998, Walmart đã vượt qua Toys “R” Us trở thành công ty bán đồ chơi số 1 tại đất nước này.

Khi ấy, Walmart sở hữu lực lượng mạnh mẽ với tổng doanh thu hàng năm đạt gần 200 tỷ USD, trong khi Toys “R” Us chỉ chiếm khoảng 7 tỷ USD. Kết quả việc này là do Walmart mạnh dạn bán sản phẩm với giá thành thấp hơn rất nhiều. Không những vậy, cả công ty Target và Kmart cũng có những động thái tương tự như vậy, khiến Toys “R” Us dần mất vị thế của mình.
 
Rein---Tai-tao-hay-lui-tan--2-.jpg
 
Không đầu tư vào trải nghiệm mua sắm

Một trong những các thức kinh doanh tốt là biết ngăn chặn những động thái mang tính cạnh tranh mạnh mẽ. Trong khi các đối thủ cùng phân khúc đã biết lắng nghe và cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi họ quyết định mua hay không thì Toys “R” Us lại không đi theo lối hoạt động ấy.

Hơn nữa việc cố định giá thành trong thị trường kinh tế cũng gây bất lợi cho công ty khi mà thu nhập khách hàng không phải lúc nào cũng ổn định.

Đặc biệt trong thời đại kinh doanh bùng nổ trên Internet, Toys “R” Us đã phải vật lộn với một mô hình bán hàng không thể theo kịp với Amazon và Walmart, và đã bị mắc nợ 5 tỷ USD từ một thương vụ vay mua lại chính công ty vào năm 2005. Toys “R” Us không thể bù đắp thời gian và thu nhập bị mất và không bao giờ có đủ lực trong mảng kinh doanh trực tuyến. Amazon và Walmart đánh bại họ trong chính cuộc đua ấy.

Michael Dart, một chuyên gia bán lẻ và là đối tác của công ty tư vấn A. T. Kearney, cho biết: "Họ đã đứng trước nhiều xu thế đầy thử thách, và họ đã sai lầm trong những xu thế đó. Những yếu tố đó công với công thêm những khó khăn về tình hình tài chính đã đẩy công ty đến bờ vực".

Thêm một lý do nữa, trẻ em thời đại ngày nay bắt đầu thích máy tính bảng, trò chơi điện tử và điện thoại thông minh hơn là các đồ chơi truyền thống. Phụ huynh đưa con cái của họ đến Best Buy thay vì tới cửa hàng Toys “R” Us nhiều hơn.

Dấu chấm hết

Toys “R” Us đã có cơ hội tái tạo lại chính nó. Trên thực tế, công ty này sẽ có nhiều ưu thế hơn nếu như biết tận dụng mọi nhánh phát triển thay vì chỉ tập trung các sản phẩm dành cho trẻ em. Nếu như Best Buy phát triển mở rộng thêm đối tượng khách hàng thông qua công ty con Geek Squad vào năm 1994 thì Toys “R” Us lại bị động với cách thức kinh doanh truyền thống cũ.
 
Rein---Tai-tao-hay-lui-tan--3-.jpg
 
Đối với nhiều nhà phân tích, Toys “R” Us là một ví dụ về sự gián đoạn của các nhà bán lẻ internet có thể gây ra. Công ty này từng được xem là một người khổng lồ bất khả chiến bại, nhưng lợi thế của nó đã biến mất khi người tiêu dùng ngày càng thích mạng xã hội để có thể lựa chọn nhiền hơn, được giảm giá nhiều hơn và dễ dàng mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Toys “R” Us không có lãi kể từ năm 2012 và thua lỗ tới 2,5 tỷ USD. Riêng 9 tháng đầu năm ngoái, công ty này tuyên bố thua lỗ tới 953 triệu USD. Doanh thu trong kỳ nghỉ lễ dù không tiết lộ nhưng khá tồi tệ.

Khi lợi nhuận bị giảm thì công ty lại phải đối mặt với bức tranh tài chính, cụ thể khi buộc phải sa thải một lượng lớn nhân viên thì ban lãnh đạo công ty cho biết họ có kế hoạch trả tiền trợ cấp cho những nhân viên ấy.

Toys “R” Us hiện cũng có dự định đóng hàng trăm cửa hàng trên toàn thế giới. Thứ 4, họ đã đóng tất cả cửa hàng ở Anh. Ở thời điểm tuyên bố phá sản, công ty tiết lộ khoản nợ 5 tỷ USD và mỗi năm phải mất tới 400 triệu USD chỉ để trả lãi cho khoản vay này.

Câu chuyện của Toys “R” Us cho thấy, việc doanh nghiệp cần “tái tạo” hay không tùy thuộc vào tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp ấy. Vì đây là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng đầy kiêu hãnh của những nhà lãnh đạo mang trong mình tinh thần “liên tục tái tạo” và khát khao đưa doanh nghiệp mình vươn lên một tầm vóc mới, phát triển liên tục, bền vững, và trường tồn. Nếu không doanh nghiệp sẽ tự đặt dấu chấm hết cho tổ chức của chính mình.
Theo Cantonrep
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 08/11/2018
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY