Trang chủ

Hành trình tái tạo

VĂN HÓA LÀ MỘT PHẦN CỦA TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Fred Hassan - giám đốc điều hành Warburg Pincus cho biết: “Trước khi làm CEO cho Warburg Pincus tôi từng có thời gian làm CEO cho Schering-Plough, Pharmacia, Pharmacia & Upjohn và Wyeth nên tôi đã học được rằng có thể tăng cường thành công cho doanh nghiệp thông qua văn hóa, đây cũng là một phần vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều CEO hiện nay lại không hiểu được tầm quan trọng ấy”.

Mỗi cá nhân trong từng đội ngũ doanh nghiệp cần nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua mọi vấn đề khó khăn nếu có. Để làm được như vậy, doanh nghiệp phải hội tụ đủ yếu tố: tư tưởng, lãnh đạo, chiến lược, đội ngũ, hệ thống quản trị và văn hóa. Chính nền văn hóa sẽ có trách nhiệm đôn thúc và rèn luyện nhân viên, để họ có tầm nhìn cũng như mục tiêu tương lai rõ ràng và cụ thể hơn.

Theo ông Fred Hassan từng chia sẻ, vào năm 1997, khi lần đầu tiên được đảm nhận vai trò giám đốc điều hành mới của Pharmacia & Upjohn. Ông khá vất vả để bắt đầu lại bởi công ty lúc này vừa trải qua sự sáp nhập rất tồi tệ. Lý do dẫn đến việc này là vì sự lung lay trong bộ máy lãnh đạo, “trụ sở kinh doanh” thì đặt tại Stockholm, Milan và Kalamazoo (Michigan) còn "trụ sở quản lý" thì nằm ở Windsor, gần London. Chính nội bộ không ổn định đã dẫn tới những tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Để gắn kết và động viên nhân viên làm việc cùng nhau, ông đã loại bỏ tất cả bốn trụ sở và chỉ tạo ra một trụ sở mới hoạt động ở New Jersey. Ông đã thu nhỏ quy mô đội ngũ quản lý xuống hơn một nữa. Điều này giúp ông kiểm soát tốt hơn cũng như dễ dàng thực hiện chuyển đổi nhanh hơn. Và kết quả vào năm 2000, công ty có trị giá lên tới 52 tỷ đô la.

Việc trang bị cho các lãnh đạo doanh nghiệp đầy đủ năng lực nền tảng và thiết yếu nhất để cùng doanh nghiệp của mình mang lại cho xã hội những sản phẩm hay dịch vụ vượt trội để khách hàng tin tưởng và lựa chọn lâu dài là điều quan trọng hơn hết. Không chỉ vậy, việc giữ vững vòng-lặp-tái-tạo cho tổ chức mình để hành trình ấy diễn ra không chỉ một lần, mà diễn ra liên tục và bền vững.
 
Và ông cho rằng ngoài những yếu tố trên thì việc xây dựng nền văn hóa là giải pháp tối ưu để cùng lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng và kiến tạo “văn hóa hiệu quả cao” cho từng cá nhân và toàn doanh nghiệp của mình. Để có thể “tái tạo” doanh nghiệp cần:

Đặt kỳ vọng rõ ràng. Nên vẽ chi tiết hành trình “tái tạo”, đặt ra chiến lược đầy tham vọng cũng như phải đảm bảo tất cả nhân sự liên quan cam kết cùng nhau thực hiện chuyển đổi.

Hành vi song hành cùng thái độ tích cực. Trước nhất các nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành phải cùng thảo luận để đưa ra quyết định mang tính xác thực rồi sau đó lập kế hoạch tiến hành quy trình một đồng nhất.

Ông Fred Hassan nói rằng: “Tại tất cả các công ty mà tôi từng đảm nhận vị trí dẫn dắt, tôi ra cung cấp ra 5 – 6 hành vi mà tôi hy vọng mọi người ở đó từng cá thể riêng biệt có thể chia sẻ, học hỏi để cùng nhau đổi mới và phát triển toàn diện hơn. Tôi còn nhớ, có lần tới thăm đội ngũ công ty Schering-Plough nằm ở Seoul (Hàn Quốc) vào năm 2009. Tôi đã rất ấn tượng vì họ đã thực hiện đúng những quy trình mà tôi chỉ ra, họ nói rằng họ làm theo vì cảm thấy tính xác thực và khác biệt, nhất là sự thay đổi ở ban lãnh đạo”.
 
6784400-3x2-940x627.jpg
 
Xây dựng lòng tin. Một tổ chức, một doanh nghiệp bền vững lâu dài rất cần sự tin tưởng ở đội ngũ lãnh đạo từ những nhân viên, cấp dưới. Để xây dựng sự tin tưởng, các CEO phải chủ động cho nhân viên thấy rằng họ luôn đưa ra các quyết định công bằng và giá trị.
 
Điều này cho thấy “chữ tín” là rất quan trọng. Như ông Fred Hassan tâm sự rằng: “Khi tôi mới gia nhập Schering-Plough với tư cách là giám đốc điều hành vào năm 2003, công ty này đang gặp rắc rối với chính quyền về các hành vi tiếp thị tiêu cực. Sau đó tôi buộc phải giảm lợi nhuận hoa hồng, giảm lương nhân viên và “vấp phải” sự phản đối của 3000 nhân viên tại đây, hầu hết họ không vui, luôn đưa ý kiến trái chiều trong những cuộc họp khẩn giữa lãnh đạo và toàn công ty.

Tôi biết các giải pháp tôi đưa ra luôn gây tranh cãi, nhưng tôi muốn các nhân viên này tự coi mình là “chủ”, hãy tự suy nghĩ nếu mình rơi trong hoàn cảnh ấy thì phải xử lý ra sao và tôi bắt đầu nghe ý kiến từ họ. Tôi tin sẽ tìm ra ý tưởng hay từ họ vì thế tôi khuyến khích cho họ lựa chọn giải pháp xây dựng tầm nhìn lâu dài để đạt được lợi ích tài chính ngắn hạn. Nhiều người rất ngạc nhiên trước sự giải quyết đầy “gợi mở” và niềm tin tưởng của tôi. Các CEO nên nhớ mỗi cuộc họp là một trò chơi, việc áp dụng lối chơi như thế nào để vẹn toàn hai bên nằm ở sự khéo léo của lãnh đạo, chính “chữ tín” dần dần sẽ trở thành văn hóa riêng cho công ty ấy”.

Thiết lập một nền văn hóa hiệu suất cao. Một nền văn hóa tích hợp: quyền sở hữu, tính trách nhiệm và học hỏi không ngừng sẽ làm nên tính cường lực cho văn hóa đó. Các nhà lãnh đạo nên liên tục khuyến khích nhân viên “làm chủ” các vấn đề và chủ động đưa ra giải pháp.

Năm 2004, khi công ty Schering-Plough đi vào chế độ “tái tạo” sau những thử thách khó khăn. Với sự dẫn đầu của Brent Saunders (nay là CEO của Bausch & Lomb) đã áp dụng chế độ theo dõi trong mạng lưới trang web toàn cầu với số điện thoại cố định, nếu có bất kỳ sự cố nào họ sẽ nhanh chóng nắm bắt và giải quyết chúng. Chính những “chế độ theo dõi” này phần nào phản ánh văn hóa của mới Fred Hassan đã vẽ ra.

Trong thời đại tân tiến ngày nay, việc thay đổi văn hóa đôi khi diễn ra hơi lúng túng nhưng kết quả nó có thể mang lại là hiệu suất mạnh mẽ không ngờ. Một nền văn hóa mạnh mẽ đòi hỏi thời gian, cũng như sự tài tình của CEO doanh nghiệp ấy, người đó có đủ tầm, đủ hiểu biết, đủ cứng rắn và đủ tin tưởng để có thể cùng tổ chức xây dựng nên văn hóa mới hay không. Chính yếu tố văn hóa này góp phần một phần làm thay đổi hay “tái tạo” lại doanh nghiệp nhằm ổn định sự thịnh vượng cũng như sự phát triển cho tổ chức ấy.

Chuẩn bị thật tốt. “Tái tạo” không phải là bắt đầu lại mà “tái tạo” chính là làm mới doanh nghiệp, thay đổi cái cũ tiến hành cái mới. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cần “tái tạo” hay thay đổi, tùy vào hướng đi của doanh nghiệp mà sẽ có những cách thức chuyển đổi khác nhau.

Để tái tạo lại một doanh nghiệp không hề đơn giản cả về mặt nguồn lực lẫn kinh tế, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp đã mất rất nhiều năm và rất nhiều công sức, tiền của để xây dựng thương hiệu và có được số lượng khách hàng như hiện nay. Thế nhưng, việc khởi tạo và tái sinh lại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết trong thời đại 4.0 với nhiều thay đổi khôn lường của kỷ nguyên mới.

Trên hành trình tái tạo doanh nghiệp, nếu có chuẩn bị tốt về: tư tưởng, lãnh đạo, chiến lược, đội ngũ, hệ thống quản trị và cả văn hóa, thì dù chuyển đổi nào cũng đều mang tính tích cực, ngược lại nếu doanh nghiệp “ngủ quên trên chiến thắng” hay cứ dặm chân tại chỗ thì sẽ có nhiều hậu quả rủi ro tiềm tàng. 
Theo Harvard Business Review
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY