Trang chủ

Hành trình tái tạo

5 CHÌA KHÓA ĐỂ DẪN ĐẦU SỰ ĐỔI MỚI

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc huấn luyện, đào tạo nhân sự cũng như xử lý các vấn đề khủng hoảng cho tổ chức ở đa dạng lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, y tế và chính phủ,...ông Randy Grieser – nhà sáng lập và CEO của Viện Lãnh đạo và Xử lý khủng hoảng doanh nghiệp CTRI, cho biết: “Đối với tôi, mọi ý tưởng đều sản sinh từ những điều xung quanh. Khi gặp vấn đề với doanh nghiệp, lãnh đạo nên cân nhắc việc thay đổi, nếu ý tưởng chuyển đôi đó không được thì hãy chuyển sang ý tưởng khác. Riêng cá nhân tôi, một khi đã bắt tay vào thay đổi thì phải làm tới cùng, không có kế hoạch dự phòng thứ hai bởi nếu thất bại ngay lần một, doanh nghiệp sẽ có thể không đủ sức để vực dậy hoặc vuột mất thời điểm thuận lợi. Nếu muốn chắc chắn cần phải tập trung hoàn toàn vào kế hoạch tái tạo và luôn khao khát chuyển đổi nó tốt nhất.”

Dưới đây là 5 chìa khóa giúp doanh nghiệp có thể đổi mới một cách thuận lợi nhất đã được ông Randy Grieser tiết lộ trong cuốn sách "10 nguyên tắc vàng của nhà lãnh đạo" được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

1. Điều tiếp theo sẽ là gì

Ông chia sẻ: “Tôi thích câu này. Chính câu này gần như là câu khẩu hiệu gợi nên sự tò mò mong muốn tương lai sẽ ra sao nếu mình có (hay không có) thực hiện điều này ngay bây giờ?

Bản thân là lãnh đạo khi đang “chèo lái” cả một con thuyền cồng kềnh với bộ máy quản lý, đội ngũ nhân viên và cả ước mơ của họ thì việc luôn giữ vững con thuyền ấy giữa giông bão là điều cần thiết của một người CEO. Trước mọi khó khăn, thử thách hay bất kỳ điều gì, người lãnh đạo cũng nên tự hỏi: ‘Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?’ từ đó hãy thảo luận cùng những nhân sự liên quan như chủ doanh nghiệp, ban cố vấn, ban quản lý,…nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để ngăn chặn và giải quyết vấn đề khi vừa mới phát sinh”.

2. Chọn lọc ý tưởng

Sau bước 1, sẽ có nhiều ý kiến, suy nghĩ xảy ra tiếp theo. Vì vậy, người lãnh đạo cần có “cái đầu lạnh” để phân định đâu là ý tưởng khả thi nhất để “tái tạo” doanh nghiệp thành công.

Ông Randy Grieser nhấn mạnh: “Nhiều doanh nghiệp tôi từng làm việc, họ chia sẻ khá nhiều ý tưởng tốt và cho rằng nó hiệu quả nhưng họ vẫn không lường trước rằng liệu tổ chức mình có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng hay không? Trong thực tế, một số ý tưởng sẽ là ý tưởng tồi nếu chúng không phù hợp với tầm nhìn và hướng đi của tổ chức đó.”

Vì thế cũng theo ông, việc chọn lọc ý tưởng và quyết định có thực hiện ý tưởng đó hay không là chuyện hết sức quan trọng. Có thể họ sẽ chọn lọc lại lần nữa trong một thời điểm sau đó.

Nhưng dù gì thì bản thân lãnh đạo cũng nên lắng nghe tất cả ý tưởng và ghi chép lại biết đâu sau này có thể sẽ áp dụng thì sao.
 
reinvent---31010--3-.jpg

3. Bắt tay thực hiện

Khi đã lên kế hoạch tái tạo chuyển đổi thì cần phải áp dụng ngay. Bởi lẽ đây là quy trình lâu dài và thường mất khá nhiều sự đầu tư.

Tốc độ và quy mô quá trình tái tạo phụ thuộc ít nhiều về hệ sinh thái liên quan tới đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Trong thực tế, đây là lúc cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ban lãnh đạo cùng ban cố vấn. Chẳng hạn như một nhà sách quy mô toàn cầu đã đề nghị xây dựng chiến lược bằng việc hợp tác với công ty viễn thông để có thể mở rộng phạm vi và xây dựng thị trường đa dạng hơn. Chính cách tiếp cận này đã giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được tăng trưởng cao với doanh thu tăng 78% trong năm đầu thực hiện.

Khi các doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình “tái tạo” của họ thì vai trò của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cũng khéo léo thay đổi để phù hợp với kết cấu kế hoạch. Những “đầu não” này không chỉ đóng vai trò là "bộ điều khiển" cho kế hoạch mà còn kiểm soát những thách thức, những cơ hội giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải duy trì tốc độ phát triển chiến lược lâu dài và tăng tính trách nhiệm trong toàn bộ tổ chức.

4. Làm việc chăm chỉ

Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi này, ít nhiều sẽ có nhiều ý tưởng khác tiếp theo xảy ra, vì vậy cần phải kiên định với mục tiêu ban đầu, nếu ý tưởng đó không còn phù hợp thì phải áp dụng ý tưởng khác tốt hơn.

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến sự tái tạo gặp thất bại là do cách tổ chức luôn thay đổi và chi phí bắt đầu cạn kiệt. Để giảm thiểu rủi ro này, điều quan trọng là phải tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, không chỉ mang lại kết quả nhanh mà còn giảm chi phí để có thể tái đầu tư vào vòng chuyển đổi tiếp theo.

Ví dụ: một doanh nghiệp về thiết bị điện tử toàn cầu, họ chỉ tập trung vào các dự án nhỏ (chẳng hạn như tăng tỷ lệ chuyển đổi) nhưng kết quả thu được vô cùng lớn khi họ mang về 350 triệu đô la chỉ trong 5 tháng. Họ dùng chính lợi nhuận này để tập trung đầu tư lớn hơn vào những thay đổi tiếp theo, chính sự cung ứng thông minh là chất xúc tác kích thích sự kinh doanh trở nên có động lực và lâu dài hơn.

Dĩ nhiên, càng quy mô lớn, rủi ro càng cao vì thế mọi bước đi của quá trình đều phải lên kế hoạch chi tiết và có những quyết định đầy cân nhắc. Sự tỉ mỉ, chu toàn sẽ giúp tổ chức ít nhiều giảm thiểu những rủi ro không đáng có và tập trung giải quyết những rủi ro phức tạp hơn. Thông qua hệ thống “tái tạo” này sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo biết rõ hơn về các vấn đề thuộc cấu trúc của tổ chức.
 
reinvent---31010--2-.jpg

5. Phát triển

Nếu hoàn thành 4 bước trên thành công điều đó chưa đồng nghĩa quá trình “tái tạo” đã gần hoàn tất. Sẽ có nhiều doanh nghiệp áp dụng và cẩn thận đi từng bước nhưng ít nhiều vẫn sẽ thất bại ngay trong bước tiếp theo. Vì vậy, cần chuẩn bị tâm thế sẽ thất bại, nhưng hãy thất bại thật nhanh để tiếp tục “chuyển đổi” nhằm bước sang giai đoạn phát triển hơn.

Thomas Edison đã từng nói “khi doanh nghiệp thử điều gì đó và thất bại, thì sự thất bại đó cũng là một phần của quá trình lâu dài”.

“Tôi không xem đó là thất bại, bởi tôi lại tìm ra 1000 cách vực dậy từ thất bại sau những vấp ngã đó. Phải thất bại thì mới có đổi mới, mới có “tái tạo”. Hãy xem thất bại là một kinh nghiệm đáng quý và hãy chấp nhận nó như là một mắt xích trong chuỗi máy khi thực hiện công cuộc này”, theo Randy Grieser.
Theo Linkedin
 
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 08/11/2018
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY