Trang chủ

Hành trình tái tạo

GIỮ VỮNG DOANH NGHIỆP CÓ KHÓ KHÔNG?

Bên cạnh những câu chuyện xây dựng doanh nghiệp đầy thực tế trong Shoe Dog (cuốn hồi ký được cả Warren Buffett lẫn Bill Gates hết lời ca ngợi) thì nó còn chứa đựng những kinh nghiệm đáng quý dành cho doanh nghiệp. Trích lời dẫn của Warren Buffett trong bức thư gửi các cổ đông của Berkshire Hathaway năm 2017 thì: “Cuốn sách hay nhất mà tôi đã đọc năm ngoái là Shoe Dog của nhà sáng lập Nike - Phil Knight. Phil là một doanh nhân thông minh, tài năng và là một người kể chuyện xuất sắc.”

Và trong tác phẩm đó nổi bật nhất là 4 bài học rất cần thiết giúp lãnh đạo có thể điều hành và phát triển doanh nghiệp mình nhiều hơn:

Bài học 1: Xây dựng doanh nghiệp thành công cần có thời gian.

Câu chuyện của Nike chính là minh chứng rõ nhất cho vấn đề này, vào năm 1962 nhà sáng lập Nike đã có một ý tưởng táo bạo. Đó là nhập giày chạy bộ từ Nhật Bản vào thị trường Mỹ. Tháng 11/1962, tại Kobe, Phil Knight bắt gặp thương hiệu Tiger của công ty sản xuất giày Onitsuka Co. Ấn tượng bởi chất lượng và mức giá cạnh tranh của Tiger, Knight đã gọi cho ông chủ của Onitsuka và đạt được thỏa thuận phân phối Tiger sang phía Tây nước Mỹ. Hơn 1 năm sau những đôi Tiger đặt từ Nhật đã được chuyển đến cho Knight, mở ra một thị phần mới đầy thử thách.

Khi đó, Knight đã đến các cửa hàng thể thao để thuyết phục bỏ mối giày, song bị từ chối vì họ đa số là đã có đủ lượng hàng để bán. Thay đổi chiến thuật, Knight tìm đến nhiều buổi thi đấu điền kinh và tranh thủ bắt chuyện với các huấn luyện viên, vận động viên, người hâm mộ rồi giới thiệu mẫu giày của mình. Dù có sản phẩm tốt và sử dụng cách marketing trực tiếp như vậy, nhưng một doanh nghiệp muốn phát triển cần nhiều hơn thế. Đặc biệt là cần thời gian.
 
Reinvent-24-12--1---1-.jpg

Bài học 2: Xây dựng mạng lưới doanh nghiệp với nhau.

Một doanh nghiệp sẽ khó phát triển nếu chỉ có mình nó hoạt động, xây dựng một mạng lưới với nhau sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và dùng mua sản phẩm.

Bản thân Phil Knight là một tín đồ điền kinh và ông quen biết rất nhiều người trong giới. Một số người ông quen từ thời đại học thậm chí còn thi đấu tại Thế vận hội. Trong đó, người đồng sáng lập Nike với ông - Bill Bowerman - là người lên chương trình tập luyện cho đội tuyển điền kinh Mỹ vào năm 1968 và là huấn luyện viên chính vào năm 1972. Ngoài ra, Knight còn tăng cường mở rộng mối quan hệ khi thường xuyên đến nhiều sự kiện và các cuộc thi điền kinh để tiếp cận những người cùng sở hữu đam mê.

Thời đó, việc các huấn luyện viên tự thiết kế hay cải tiến giày chạy cho vận động viên không hiếm. Và, mỗi khi như vậy, Nike luôn đồng hành cũng như giúp đỡ họ. Ngày hôm nay, người ta gọi hành động này là nghiên cứu khách hàng có chủ đích. Song đối với Knight, việc này đến một cách tự nhiên hơn: Ông chỉ muốn gặp những người có sự quan tâm, có sự hiểu biết về điền kinh để nói chuyện và học hỏi.

Lợi ích từ các mối quan hệ được Nike tận dụng để biến cửa hàng thành nơi mang lại trải nghiệm toàn diện cho những tín đồ điền kinh. Tác giả của Shoe Dog kể lại: “Cậu ta (Jeff Johnson - nhân viên đầu tiên của Nike) muốn biến cửa hàng thành một “thiên đường” dành riêng cho dân điền kinh và Jeff đã tạo ra một không gian đẹp mắt để họ gặp gỡ cũng trò chuyện. Chưa từng có nơi nào trên thế giới dành riêng cho dân điền kinh như thế - một nơi không chỉ đơn thuần bán giày cho họ mà còn là nơi tôn vinh họ lẫn những đôi giày của họ”.

Sở hữu mối quan hệ rộng rãi còn giúp Nike đi tắt, đón đầu thị trường.

Bài học quan trọng ở đây nằm ở sự đam mê và niềm tin từ khách hàng. Knight và công ty của ông là trường hợp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin đối với khách hàng khi tự bản thân trở nên đáng tin cậy trong mắt họ. Vì sao khách hàng lại tin tưởng Knight? Vì ông vừa là dân điền kinh, vừa là một người hâm mộ, lại vừa sở hữu một công ty thực sự xem trọng môn thể thao này. Thế nên, khách hàng không khỏi suy nghĩ rằng Knight biết sản phẩm nào là tốt nhất cho họ cũng như dễ có thiện cảm với ông vì tất cả đều cùng một đam mê.

Bài học 3: Quản lý và lãnh đạo là hai phạm trù khác biệt.

Để doanh nghiệp phát triển tạm thời hay lâu dài, điều này phụ thuộc khá nhiều vào tài quản trị của lãnh đạo. Bởi vì việc khởi đầu một chặng đường đôi khi dễ dàng hơn so với việc phát triển hay duy trì thứ đã có sẵn. Đặc biệt, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì vấn đề “thay đổi” để luôn “tái cấu trúc” là điều cần thiết phải làm nếu muốn vươn xa “biển lớn”, một trong những việc “thay đổi” đó chính là mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Trở lại câu chuyện của Phil Knight, dù làm việc trong lĩnh vực thể thao, song đội nhân viên nòng cốt của doanh nghiệp lại chẳng có vẻ gì là “thể thao” cả, chẳng hạn: Một người phải ngồi suốt đời trên xe lăn sau tai nạn, hai người béo phì, vài người hút 2 gói thuốc mỗi ngày. Nguyên do là thay vì thuê một ai đó cụ thể, Knight sẵn sàng chào đón tất cả những nhân tài mà ông gặp được và sẽ tạo ra các vai trò phù hợp với họ nếu cần.

Có thể nói, cách quản trị nhân sự của ông dường như thách thức nhiều quan điểm hiện đại về quản trị. Ông ít khi trả lời câu hỏi, thư từ hay các phản ánh. Phong cách của ông giống với một người lãnh đạo hơn là người quản lý.
 
Reinvent-24-12--2-.jpg

Bài học 4: Kinh doanh là con đường không thể đoán trước.

Có thể hôm nay doanh nghiệp vẫn trên đà phát triển nhưng ngày mai có thể sẽ phá sản. Đó chính là thực tế đầy tàn nhẫn trong bức tranh kinh doanh hiện nay. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp ra đời nhưng sau 1, 2 năm thì liệu còn mấy nơi vẫn duy trì sức ảnh hưởng của tổ chức mình.

Hiểu được điều đó, ngay khi dấn thân vào con đường kinh doanh, Phil Knight đã không hề đặt mục tiêu phải xây dựng một đế chế đáng giá hàng tỷ đô hay tạo ra bước đột phá trong thị trường. Ông đơn giản chỉ muốn làm bộ môn điền kinh được trở nên tốt hơn, thông qua việc cải tiến những đôi giày và nâng cao sức khoẻ của những người yêu thích nó. Thế nên, cuộc đời kinh doanh của vị tỷ phú không phải luôn diễn ra "theo đúng kế hoạch", mà đầy những lúc khó khăn, vất vả, thử thách, rồi tiếp tục gượng dậy, tiếp tục “tái tạo”, tiếp tục “hồi sinh” và dần dần thành công.

Để có một Nike tồn tại và phát triển như ngày hôm nay, dĩ nhiên ngoài sự cố gắng của tập thể công ty, còn cần phải có cả yếu tố may mắn nữa.

Thế nên, với các lãnh đạo, điều quan trọng là hãy tập trung vào những công việc cụ thể ở thời điểm hiện tại và những thứ mà bạn có thể kiểm soát được. Hãy nắm bắt cơ hội và dũng cảm chấp nhận rủi ro. Nếu chưa tốt hãy tiếp tục làm lại, đến khi nào được mới thôi. Hãy chủ động lắng nghe và biết quý trọng những gì mọi người đang làm. Và đừng cố gắng dự đoán tương lai khi chưa có số liệu chắc chắn, vì kinh doanh không phải là trò may rủi.
 
Theo Medium
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY