Trang chủ

Hành trình tái tạo

KỂ CHUYỆN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA CÂU CHUYỆN

Ngày nay, câu chuyện về thương hiệu đã không còn xa lạ gì với giới doanh nghiệp. Bởi vì câu chuyện thương hiệu có thể tạo ra giá trị thực sự hoặc những cảm xúc giúp khách hàng luôn đồng hành với tổ chức, cũng như giúp tổ chức trở thành một thương hiệu đáng tin.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, 61% khách hàng cảm thấy có cảm tình và có xu hướng mua các sản phẩm/dịch vụ ẩn chứa những nội dung hấp dẫn. Đây là một nguyên nhân vì sao hiện nay các thương hiệu đua nhau lồng ghép câu chuyện vào thương hiệu doanh nghiệp.

Theo Margaret Wolfson (chuyên gia về xây dựng thương hiệu, kiêm nhà sáng lập River + Wolf) cho rằng việc một doanh nghiệp biết truyền tải thông điệp câu chuyện của mình tới khách hàng là cách tốt nhất khiến hình ảnh tổ chức trở nên khác biệt.
Bà đã có những dẫn chứng và phân tích về vấn đề này như sau:

Cái tên ẩn dụ

Một số thương hiệu phổ biến nhất hiện nay sử dụng các tên ẩn dụ bao gồm: Under Armour, Kayak và Apple. Từng cái tên sẽ đại diện cho sứ mệnh và đặc tính của doanh nghiệp. Ví dụ như: cái tên Under Armour gợi lên sức mạnh và niềm tin về mặt tinh thần, Kayak cho người ta dễ liên tưởng về một cuộc phiêu lưu hay một chuyến du lịch, còn Apple - một trong những công ty có câu chuyện thương hiệu hay nhất ngày nay, đã sử dụng phép ẩn dụ về kiến thức thông qua hình ảnh Cây tri thức.

Một cái tên ẩn dụ “đắt giá” có thể gợi lên những xúc cảm mạnh mẽ đối với người khác.

🔹 Lời khuyên: Nếu lãnh đạo vẫn chưa biết nên chọn cái tên nào thì có thể tham khảo một số đầu sách sau: "Metaphorically Speaking" của N.E. Rentor, "Metaphors Dictionary" của Elyse Sommer và Dorrie Weiss, "I Never Metaphor I Didn’t Like" của Mardy Grothe.
 
Web-RE---25-02-2019--1-.png

Dựa vào cốt truyện

Khi một doanh nghiệp đã tồn tại lâu và muốn quay về thời hoàng kim thì chỉ có cách là “tái tạo” lại dựa trên thông điệp, câu chuyện trong quá khứ của doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, trường hợp sau sẽ minh chứng cho điều trên. Ban đầu những người sáng lập của Innocent (một công ty sản xuất các sản phẩm nước uống sinh tố tại Anh Quốc), không chắc chắn về việc họ có nên tiếp tục công việc hằng ngày hay nên bắt đầu kinh doanh sản phẩm mới. Trước khi ra quyết định họ đã đặt một ký hiệu lớn ở phía trước quầy sinh tố của mình tại một lễ hội âm nhạc. Ký hiệu đó hướng dẫn mọi người vứt chai lọ đã uống hết vào hai thùng được đánh dấu "có" và “không”.

Thùng “có” đại diện cho việc họ (tức nhân viên Innocent) nên từ bỏ công việc hằng ngày và bắt đầu kinh doanh sản phẩm khác.
Thùng “không” là ngược lại điều trên.

Đến cuối ngày hôm đó, thùng "có" ngập tràn chai lọ. Tập thể đội ngũ và lãnh đạo Innocent khá bất ngờ điều này nhưng họ vẫn tôn trọng và làm theo. Nhờ vậy ngày nay công ty vẫn đều đều bán được hơn hai triệu sinh tố mỗi tuần.

🔹 Lời khuyên: Hãy nhớ lại những thông điệp hoặc các sự kiện ý nghĩa từng xảy ra trong doanh nghiệp. Sau đó hãy chia sẻ chúng với tập thể nhân viên và cùng nhau thảo luận để tìm ra hướng đi trong tương lai. Bằng cách này lãnh đạo có thể “khai phá” ra những ý tưởng mới lạ để viết tiếp câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp mình.
 
Web-RE---25-02-2019--2-.jpg

Để có thể đưa thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng một cách hiệu quả nhất là giữa một thị trường đầy cạnh tranh như hiện thực sự là một thách thức.

Tuy nhiên, nếu lãnh đạo và đội ngũ làm được thì đó chắc chắn là một thành công rực rỡ đối với hình ảnh doanh nghiệp mình.
 
Theo Forbes
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY