Trang chủ

Hành trình tái tạo

DOANH NGHIỆP: TÁI TẠO HAY THẤT BẠI

Một công ty hay tổ chức nào đó trong giai đoạn khó khăn, liệu “tái tạo” có thể giúp chuyển hướng ổn định và khôi phục kinh doanh hay không?

Thực tế cho thấy các giám đốc điều hành sợ phải thay đổi khi nhìn vào tình hình kinh tế thị trường thế giới. Nhưng họ không biết rằng việc thay đổi dù nhỏ nhất nhưng lại rất cần thiết đối với họ trong lúc này.

Lars Gollenia (cố vấn lãnh đạo Spencer Stuart và cựu phó chủ tịch của dịch vụ chuyển đổi kinh doanh toàn cầu SAP) đã nói: "Hãy nhìn bảng xếp hạng của Fortune 500 vào năm 1955 - chỉ có 12% trong số các công ty này vẫn còn tồn tại”.

Giáo sư Gianvito Lanzolla thuộc Trường kinh doanh Cass ở London cho biết: “Nếu có bất cứ điều gì xảy đến với doanh nghiệp mà không có kế hoạch phòng ngự thì việc “sống sót” của doanh nghiệp sẽ trở nên khó khăn hơn”.

Mối đe dọa đối với sự tồn tại của doanh nghiệp đến từ nhiều hướng: đối thủ cạnh tranh, mô hình kinh doanh lỗi thời, khủng hoảng tài chính, thay đổi quy định hoặc các những lý do đột nhiên trong ngờ tới. Dẫn đến tuổi thọ của doanh nghiệp không còn kéo dài, việc khắc phục là cần những phương án để đổi mới liên tục. Hiểu rằng dù “tái tạo” là điều cần thiết nhưng đối với những doanh nghiệp, công ty đang gặp khó khăn thì cần phải lập kế hoạch tái tạo cẩn thận và chi tiết.
 
Đưa lý thuyết vào thực tiễn
Jason West (nhà sáng lập Underscore HR và là người có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi các dự án thành công) chia sẻ: "Để chuyển đổi một doanh nghiệp cần phải hiểu doanh nghiệp đang ở đâu, gặp hoàn cảnh nào và cần thực hiện mục tiêu ra sao, sau đó xây dựng rồi thực hiện một kế hoạch vừa giải quyết tình hình hiện tại vừa phát triển hướng đi trong tương lai”.

Mặc dù lý thuyết nghe khá đơn giản, nhưng việc áp dụng nó vào thực tế là rất khó khăn. Ông West cho biết thêm: “Ban giám đốc gần như phải nắm chắc được tình hình hiện tại, kiểm soát được những rủi ro và có thể cùng điều hành tốt doanh nghiệp trong tương lai ít nhất 1 vài năm”.

Ngoài việc lập kế hoạch, doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý quá trình “tái tạo” một cách rõ ràng và mạch lạc. Vì chuyển đổi doanh nghiệp là nhiệm vụ lớn nên cần tích hợp đủ cũng như đầu tư hơn vào những chiến lược để quá trình diễn ra thuận lợi và có kết quả.

Cuối cùng, việc “tái tạo” sẽ có những ảnh hưởng thay đổi cần thiết tới bộ máy điều hành, hệ thống quản lý cũng như quy trình làm việc, văn hóa của tổ chức.

Các chuyên gia đều nhận định rằng một chiến lược để xây dựng sự chuyển đổi tái tạo là rất quan trọng. Ông West nói thêm: "Nếu tìm ra phương pháp tái tạo phù hợp với doanh nghiệp, thì hãy sử dụng phương pháp này để chuyển đổi. Ngược lại, nếu không có thì hãy tìm những cố vấn đáng tin cậy bên ngoài”.

growth-1-copy.jpg

Thiết lập một “đội ngũ tái tạo”
Những người có các vai trò quan trọng khác nhau đối với quá trình tái lập doanh nghiệp gồm: nhà quản trị cao cấp, nhà quản trị, đội tái lập, bộ phận điều hành,...Sự tái tạo này không thể làm một mình mà cần có tập thể. Thêm nữa, không phải lúc nào cơ cấu tái tạo đều là giám đốc điều hành hay đội ngũ cấp cao đảm nhận. Vậy ai sẽ tiến hành? Ai sẽ đồng hành cùng lãnh đạo doanh nghiệp trong hành trình chuyển hóa năng lực lãnh đạo lên một tầm vóc mới? Doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc vấn đề này, và mang trong mình quyết tâm tái tạo thì không chỉ giữ vững vị thế của doanh nghiệp mà còn nâng tầm doanh nghiệp lên một đẳng cấp mới.

110122112821836_1.jpg

Câu chuyện “tái tạo” thành công
Minh chứng rõ nhất cho việc “tái tạo” thành công chính là Baxter International - một nhà cung cấp hệ thống lọc máu hàng đầu. Công ty kết luận rằng các cổ đông sẽ được hưởng lợi nếu có bộ phận công nghệ sinh học nào thành công đóng góp cho công ty sẽ được tách ra và được hoạt động như công ty độc lập.

Để làm được điều đó công ty cùng nhau tổ chức 14 nhóm để cùng thực hiện 1 tầm nhìn chung, rất nhiều bản soạn thảo về nghiên cứu đề ra chỉ trong một thời gian ngắn. Ý tưởng chủ chốt đằng sau dự án này chính là việc thay đổi cách điều hành: để nhân viên tự quản lý chính bản thân và tự trách nhiệm với công việc.

John Glasspool, người đứng đầu chiến lược của tập đoàn Baxalta và các hoạt động của khách hàng nói: "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng dự án này không phải là để quản lý hay cai trị bất kỳ ai mà là cố gắng đưa văn hoá mới vào công ty, với việc để mọi người tự học, tự nghiên cứu, sau cùng chúng tôi mua lại ý tưởng đó và phát triển nó với quy trình chuyên nghiệp và đầu tư hơn”.
Baxalta đã thành công trong việc phát triển vào giữa năm 2015 và là mục tiêu mua lại của Shire vào năm 2016 với giá 32 tỷ USD.

Việc doanh nghiệp cần “tái tạo” hay không tùy thuộc vào tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp ấy. Vì đây là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng đầy kiêu hãnh của những nhà lãnh đạo mang trong mình tinh thần “Liên tục tái tạo” và khát khao đưa doanh nghiệp mình vươn lên một tầm vóc mới, phát triển liên tục, bền vững, và trường tồn.
Theo Raconteur
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng ngày:  25/05/2018 tại TP.Hồ Chí Minh
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY