Trang chủ

Hành trình tái tạo

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI TỔ LẠI DOANH NGHIỆP

Khi những tầm nhìn của doanh nghiệp trở nên cũ kỹ, trải nghiệm của nhân viên dần nhàm chán,…đó là những dấu hiệu của một nền văn hóa yếu kém. Vì vậy bài toán cho lãnh đạo là cần phải làm gì đó để hạn chế cũng như khắc phục điều trên.

Theo số liệu báo cáo của Deloitte, chỉ 19% trong hơn 7000 lãnh đạo, CEO các doanh nghiệp chỉ thấy nền văn hóa trong doanh nghiệp của họ là phù hợp với sứ mệnh tổ chức. Do đó, việc cần thiết chính là phải có giải pháp để thay đổi toàn diện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là dễ bởi khó khăn chính của việc này thường vô hình và khó hình dung, nếu làm sai sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhân sự và chi phí bỏ ra, thậm chí còn tệ hơn lúc trước.

Dưới đây là những tham khảo đã được Randy Grieser (nhà sáng lập và CEO của Viện Lãnh đạo và Xử lý khủng hoảng doanh nghiệp CTRI) đúc kết từ quá trình huấn luyện, đào tạo nhân sự của mình nhằm giúp cho doanh nghiệp từng bước xây dựng kế hoạch thay đổi sao cho phù hợp nhất với từng vị thế của mình:

1. Phải hiểu doanh nghiệp của mình như thế nào.
 
Khi bàn về sự lành mạnh của một tổ chức, mọi người thường chú trọng nhiều hơn vào khía cạnh cảm xúc và tinh thần của con người, bên cạnh đó là sự lành mạnh về tài chính hay chiến lược. Một doanh nghiệp lành mạnh là nơi có sự thoải mái về tinh thần, tình đồng nghiệp và mức độ hài lòng của những người làm việc trong môi trường đó.

Khi hiểu rõ về doanh nghiệp mình sẽ giúp bức tranh xây dựng kế hoạch “tái tạo” sẽ càng rõ ràng và dễ kiểm soát hơn.
 
RE-18-03-2019--1-.png
 
2. Đánh giá doanh nghiệp hiện tại.
 
Dấu hiệu cho thấy một doanh nghiệp đang có vấn đề nằm ở việc chia phe phái trong nội bộ, sự lạc nhịp và thường xuyên xung đột giữa các bộ phận, hậu quả là cả con người lẫn kết quả kinh doanh đều phải trả giá. Nhân viên trong các doanh nghiệp như vậy thường thiếu gắn bó, nên hiệu quả công việc và động lực lao động tuột dốc. Xét về mặt kết quả hoạt động, kinh doanh và tài chính, doanh nghiệp cũng sẽ chịu thiệt hại đáng kể.

Lãnh đạo và ban điều hành nên xem xét những gì nên giữ lại và những gì nên loại bỏ thay cách tân.

3. Hình dung và xác định một hình mẫu mong muốn.
 
Trước khi thực hiện thay đổi, doanh nghiệp cần biết mô hình trong tương lai sẽ là gì? và đi hướng nào? Từ đó hãy chắc chắn truyền đạt thông điệp này tới từng cá thể trong doanh nghiệp để họ cùng song hành trong quá trình thay đổi này.

4. Khung sườn của thay đổi.
 
Một lãnh đạo yếu kém thì đây là nguyên nhân chính tạo ra một doanh nghiệp không hiệu quả.

Dù lãnh đạo có chủ ý hay không thì quá trình thay đổi doanh nghiệp phải bắt đầu từ họ. Tiếc thay, từ kinh nghiệm cá nhân, Randy Grieser nhận thấy đa số lãnh đạo thường không ưu tiên môi trường lành mạnh bằng các trách nhiệm khác như tài chính, tư tưởng chiến lược, marketing...
 
RE-18-03-2019--2-.png

5. Cải tổ hoàn toàn.
 
Can thiệp và thay đổi chính sách để bắt đầu tạo nền móng cho một doanh nghiệp mới là điều cần thiết. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp giúp tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh và năng hiệu suất.

Như vậy, lãnh đạo luôn phải hiểu được giá trị của một tổ chức hiệu quả, từ đó tìm kiếm các công cụ đánh giá, đo lường hiệu suất doanh nghiệp mình. Nếu không có khả năng làm cho doanh nghiệp phát triển, lãnh đạo nên nghĩ đến việc tìm cố vấn hay trợ giúp từ bên ngoài.
Theo Theordinaryleader
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY