Trang chủ

Hành trình tái tạo

THAY ĐỔI THƯƠNG HIỆU KỊP LÚC LÀ BƯỚC ĐI ĐẦY KHÔN NGOAN CHO DOANH NGHIỆP

Thời gian vừa qua, một thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của Mỹ đã sử dụng logo với hình tượng bảng giá màu vàng trong gần 30 năm, nhưng thời gian của logo này đã đến hồi kết. Và nó đã được thay thế bằng một logo chữ màu khác, cho một tầm nhìn mới hơn.

Và cũng chính động thái làm mới hay tái thiết thương hiệu (rebrand) là việc thường gặp đối với nhiều công ty lớn hiện nay.
Thương hiệu là bản sắc cốt lõi của một doanh nghiệp, là tập hợp tất cả giá trị, ý tưởng và cá tính riêng của doanh nghiệp được đúc kết bằng những quy chuẩn có thể nhận diện được. Thế nhưng, có những lúc nhiều thương hiệu được yêu thích cũng trải qua khủng hoảng, không thể chống chọi với áp lực tự nhiên của thời gian hoặc không còn đáp ứng được những tiêu chuẩn phục vụ khách hàng.

Vậy, khi nào mới là thời điểm thích hợp để làm mới một thương hiệu?

Khi hình ảnh cũ đã lỗi thời

Đầu tiên, doanh nghiệp có thể cần làm mới thương hiệu đơn giản vì hình ảnh cũ đã trở nên lỗi thời. Với tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật luôn cải tiến thì kéo theo xu hướng thiết kế cũng thay đổi rất nhanh và chỉ trong vòng một hoặc hai thập niên, hình ảnh thương hiệu cũ có lẻ đã “tới tuổi về hưu” và thay thế cho một hình ảnh mới.

Trong trường hợp này, về tổng thể, thương hiệu vẫn còn nguyên vẹn và doanh nghiệp chỉ cần cập nhật những điểm mới ở cấp độ nhận diện hình dạng logo và điều chỉnh cách biểu đạt của thương hiệu cho phù hợp với thị hiếu hiện đại.
 
Reinvent---14-02--1-.jpg

Doanh nghiệp đang nhắm đến một đối tượng mới

Một thương hiệu thành công khi nó được tạo ra cho một đối tượng mục tiêu và có mối quan hệ thiết thân với đối tượng này.
Nếu doanh nghiệp quyết định nhắm đến một đối tượng mới thì thương hiệu cũng cần khai triển theo cho phù hợp. Ví dụ một thương hiệu hấp dẫn đối với phụ nữ trung niên thì không thể thu hút các thiếu nữ.

Một đối thủ cạnh tranh mới đang đe dọa doanh nghiệp

Làm mới thương hiệu cũng có thể là một động thái tự vệ nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước sự trỗi dậy của đối thủ mới.

Chẳng hạn, trên thị trường vừa xuất hiện một công ty khá giống với thương hiệu nổi tiếng khiến cho khách hàng phân vân khi lựa chọn mua hàng. Khi đó, “thương hiệu cũ” với “chiếc áo mới” sẽ tô đậm sự khác biệt và mang lại sự hấp dẫn hơn tới khách hàng.
 
Reinvent---14-02--1-.jpeg

Sứ mệnh hoặc giá trị đã thay đổi

Sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp phải định hướng, chỉ huy cách phát triển của thương hiệu. Nếu sứ mệnh thay đổi thì thương hiệu phải điều chỉnh theo.

Điển hình, nếu một công ty quyết định sẽ cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức ảnh hưởng tới thiên nhiên, thì họ có thể thay đổi logo và cách biểu đạt thương hiệu sao cho phù hợp với thực tế.
Theo Entrepreneur
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY