Trang chủ

Hành trình tái tạo

4 SAI LẦM MÀ DOANH NGHIỆP CẦN TRÁNH

Thực tế những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phần lớn đều tập trung vào các giám đốc điều hành (CEO), chính những nhà lãnh đạo người có thể đảm nhận nhiều công việc quan trọng cùng một lúc như: gọi vốn, tìm nhà đầu tư, phát triển doanh số, truyền thông, quản lý bộ máy tổ chức và bảo vệ hình ảnh thương hiệu,…

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chính năng lực điều hành đã tạo nên sự khác biệt, quyết định thành bại của một tổ chức. Nhất là khi doanh nghiệp đã đi vào qũy đạo hoạt động trong thời gian tương đối dài, thì việc tạo nên sự đột phá hay cách tân rất quan trọng.

Bởi việc khởi đầu một chặng đường đôi khi dễ dàng hơn so với việc phát triển hay duy trì thứ đã có sẵn. Đặc biệt, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì vấn đề “thay đổi” để luôn “tái cấu trúc” là điều cần thiết phải làm nếu muốn vươn xa “biển lớn”. Và thêm nữa, công cuộc “tái tạo” này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển trường tồn mà còn giúp lãnh đạo biết được giá trị bản thân trong những chiến lược và tầm nhìn của mình.

Và nếu doanh nghiệp không muốn rơi vào trường hợp gián đoạn hay thụt lùi thì nên tránh 4 sai lầm dưới đây:

1. Không có nhà điều hành thực thụ.

Thuật ngữ “nhà điều hành” (operator) dùng để mô tả một người chuyên nghiệp hoặc người đứng đầu có thể biến một ý tưởng thành thực tế thông qua quy trình và thực thi. Họ có thể thiết kế, vận hành các hệ thống và tiến hành những bước đi cần thiết để tạo ra một sản phẩm, đồng thời hiện thực hóa một tầm nhìn. Nói một cách đơn giản, họ là người thực thi đồng thời cũng là người kiểm soát công cuộc “tái tạo” của một doanh nghiệp.
 
Reinvent---121218--1-.jpg

Một sai lầm lớn mà các chủ doanh nghiệp thường phạm phải là giả định rằng CEO hoặc nhà sáng lập của họ cũng đồng thời là nhà điều hành hoạt động. Thực tế cho thấy rất khó tìm được người vừa nhìn xa trông rộng, vừa sở hữu những kỹ năng chuyên môn để có thể vận hành tốt hoạt động tổ chức. Vì vậy, người lãnh đạo nên biết phân chia công việc và trao quyền để mọi thành viên trong ban quản lý cấp cao đều nắm được những bước đi của doanh nghiệp.

2. Lãnh đạo không có năng lực.

Nguy hiểm hơn so với sai lầm đầu tiên, thì sai lầm này thường xuất phát ở những doanh nghiệp gia đình, tức người lãnh đạo là người xuất thân trong gia tộc.

Việc chọn sẳn lãnh đạo tuy có qua quá trình đào tạo nhưng chưa chắc họ phù hợp với tầm nhìn doanh nghiệp. Và rất rủi ro nếu doanh nghiệp sở hữu lãnh đạo “không có năng lực”, vì sẽ dẫn tới hoạt động trì trệ, không hiệu quả hay thậm chí có nguy cơ rơi vào phá sản.
 
Điều này tạo ảnh hưởng xấu đến văn hóa của các bộ phận điều hành và tác động tiêu cực đến toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, chứ đừng nói gì đến quá trình “tái tạo”. Ngược lại, một lãnh đạo giỏi sẽ biết rằng trách nhiệm giải quyết khó khăn là chìa khóa để xây dựng một tổ chức được vận hành theo quy trình.

3. Muốn “tái tạo” nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Khi doanh nghiệp quyết định “tái tạo” tức cần phải đảm bảo đã có kế hoạch chi tiết, để mọi thứ diễn ra trơn tru và có bộ phận kiểm soát, đánh giá chặt chẽ.

Chính người lãnh đạo là người luôn theo sát, hỗ trợ và cho ý kiến nếu một trong những mắc xích đang gặp vấn đề. Hoặc có thể tìm sự trợ giúp bên ngoài nếu doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm để làm quy trình quan trọng này.
 
Reinvent---121218--2-.jpg

4. Yếu kém trong cấu trúc tổ chức.

Không có doanh nghiệp nào giống với doanh nghiệp nào, đồng nghĩa bài toán “tái tạo” sẽ áp dụng riêng cho từng hoàn cảnh của doanh nghiệp đó. Quy trình này có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc tổ chức doanh nghiệp. Bởi nếu cách tổ chức quá độc tài, quyền lực đều xoay quanh vị trí lãnh đạo, sẽ ngăn không cho nhân viên thực hiện quyết định và không đóng góp tích cực cho tổ chức.

Trong những trường hợp khác, nếu cách tổ chức không rõ ràng tức vai trò và chức năng không nên gộp chung vào một bộ phận điều hành. Chẳng hạn, đội tiếp thị và bán hàng nên được tách riêng ra và hợp tác cùng nhau theo kiểu liên chức năng.

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần “tái tạo” và khi “tái tạo” là sẽ thành công. Việc doanh nghiệp cần “tái tạo” hay không tùy thuộc vào tầm nhìn và hướng đi của doanh nghiệp ấy. Vì đây là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng đầy kiêu hãnh của những nhà lãnh đạo mang trong mình tinh thần “liên tục tái tạo” và khát khao đưa doanh nghiệp mình vươn lên một tầm vóc mới, phát triển liên tục, bền vững, và trường tồn. Nếu không doanh nghiệp sẽ tự đặt dấu chấm hết cho tổ chức của chính mình.
 
Theo Inc.
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY