Trang chủ

Hành trình tái tạo

NHỮNG CÁCH THỨC GIÚP DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI

Đối những doanh nghiệp đã và đang phát triển ổn định, việc phải “đổi mới” hay “thay đổi” đôi khi lại rất khó áp dụng. Bởi việc khởi đầu một chặng đường đôi khi dễ dàng hơn so với việc phát triển hay duy trì thứ đã có sẵn.

Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục vươn xa và không bị thụt lùi thì doanh nghiệp cần phải cách tân liên tục.

Dưới đây là những cách thức giúp doanh nghiệp đổi mới một cách hiệu quả hơn:

Trao quyền

Có thể nói minh chứng về sự đổi mới rõ nhất đó là Apple. Để tiếp tục vận hành hiệu quả cao hơn nữa họ đã thuê những nhân sự giỏi, sau đó huấn luyện để họ tin vào khả năng bản thân cũng như khuyến khích họ ra quyết định mạnh dạn hơn.

Apple là một ông lớn về sự đổi mới. Họ thuê những người giỏi nhất, huấn luyện nhân viên để tin vào khả năng bản thân cũng như khuyến khích họ ra quyết định và thực hiện ý tưởng của mình.

Tuy nhiều doanh nghiệp mạnh dạn hô hào ủng hộ ý kiến nhân viên, nhưng thực sự điều đó hiếm khi tồn tại. Vì có khá nhiều lãnh đạo cấp cao đều cho rằng suy nghĩ và tư duy của mình giỏi hơn nên đôi lần “giết chết” ý tưởng và niềm tin của cấp dưới.

Trong một nghiên cứu, chỉ có 1/3 nhân viên nói rằng họ được khuyến khích để suy nghĩ độc lập. Trong một nghiên cứu khác, có tới 39% nhân viên lại không bao giờ được nhận sự khuyến khích từ cấp trên.

Đừng nhầm lẫn việc trao quyền là có nghĩa cho phép nhân viên làm bất cứ điều gì họ muốn. Mà hãy trao quyền bằng cách thiết lập các ranh giới và cung cấp cho mọi người không gian sáng tạo trong khi vẫn đảm bảo tính phù hợp với tổ chức. Hãy bắt đầu bằng cách cho phép nhân viên học hỏi (bên trong hay bên ngoài công ty), chia sẻ kinh nghiệm hoặc cho phép họ có cơ hội khắc phục những sai lầm của mình (thay vì sửa lỗi cho họ).
 
RE---14-01--avt---1-.jpg

Cộng đồng

Bí quyết thứ hai của sự đổi mới là thúc đẩy một cộng đồng để mọi người cảm thấy như họ đang ở cùng nhau. Duy trì một cộng đồng sẽ khuyến khích nhân viên động não, thúc đẩy các ý tưởng mới và khắc phục các trở ngại khi vấn đề trong dự án nảy sinh. Đổi mới thường liên quan đến sự thay đổi – vốn không phải ai cũng thích. Những căng thẳng này được giảm bớt đáng kể khi mọi người cùng nhau làm việc với mục tiêu chung.

Khi doanh nghiệp sử dụng cộng đồng để tác động đến sự đổi mới, hãy nhìn ý tưởng “cộng đồng” một cách rộng hơn. Rất có thể ý tưởng lại đến từ nhà cung cấp hay khách hàng.

Đơn cử trường hợp của Toyota đã biến khách hàng trở thành một phần trong cộng đồng của họ bằng cách lắng nghe ý kiến khách hàng đem về áp dụng vào công nghệ của mình. Chính việc này đã giúp cộng đồng nơi đây trở nên rộng hơn và càng ngày càng nhận được nhiều ý tưởng hơn.

Mục tiêu

Quan trọng hơn hết, nếu doanh nghiệp muốn đổi mới sâu sắc, cần phải đặt mục tiêu và thúc đẩy tập thể cùng làm việc vì mục tiêu ấy.

Những công ty khổng lồ sáng tạo như Apple và Google luôn thúc đẩy nhân viên của họ mỗi ngày để bước ra khỏi vùng thoải mái của họ, bằng cách sử dụng các mục tiêu khó khăn buộc nhân viên phải suy nghĩ và hành động theo những cách mới sáng tạo.
 
RE---14-01--1-.jpg

Đổi mới từ bên trong

Trước mắt nếu muốn tổ chức đổi mới, bản thân lãnh đạo phải đổi mới đầu tiên. Ba yếu tố trên chỉ là yếu tố đủ, còn yếu tố cần chính là nội bộ doanh nghiệp – từng cá thể trong tổ chức.

Lãnh đạo giá trị là những người đam mê và biết truyền cảm hứng cho cấp dưới, cùng mọi người làm việc vì mục tiêu chung.

Sự đổi mới hiếm khi được cấu trúc hoá; nó có thể xảy ra theo mọi cách thức, và thường sẽ rất ít dữ liệu hay tài nguyên đủ để dẫn đường. Do vậy, nếu chưa đủ trình độ và kỹ năng thì hãy tìm trợ giúp từ bên ngoài, nơi sẽ trang bị những công cụ, những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề của chính tổ chức mình. Và giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn.
 
Theo Forbes
 

Chương trình đào tạo
TÁI TẠO DOANH NGHIỆP

Reinventing Enterprises
Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm
giải pháp đột phá để chuyển hóa năng lực lãnh đạo
và tái tạo toàn diện doanh nghiệp của mình.

Khai giảng: 30/03/2019
Vui lòng xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY